RỪNG - Một tiểu thuyết

Rừng

Tôi sống ở đây.


 Cách trang trại của tôi tầm hai ki-lô-mét (theo đường chim bay) là con suối nhỏ mát rượi, trong vắt rộng khoảng một sải tay nằm cạnh bìa rừng. Vào đỉnh điểm những ngày nắng nóng nhất của mùa hè nước từ trên thượng nguồn đổ về rất ít, con suối không được ồ ạt mạnh mẽ lắm, chỉ chảy hiu hiu cầm chừng – cứ len lỏi, rịn ra từ từ trong mấy bộ rễ cây như đứa trẻ mộng mị đái dầm lúc nửa đêm. Nước vừa sém đủ ngập mặt đá sỏi nằm dưới lòng, ngâm những chiếc lá mục sắp rữa ra và in ngược lại quang cảnh bầu trời ở trên cao một cách gấp khúc, mềm nhũn. Điều này gây khó khăn trong việc cấp đủ nước cho lò rượu gia truyền mà vợ tôi đang nấu, cho nên ba ngày trong một tuần tôi phải thức dậy thật sớm, khi sương đêm còn đang lộp bộp rớt trên mấy phiến lá non, nắng còn chưa bật dậy và lũ chim chóc vẫn còn chui rúc trong những chiếc tổ ấm áp. Lúc này chỉ có một màn đêm đặc quánh đen kịt bao phủ lấy mọi thứ. Phải, chỉ có một màn đêm không hơn không kém. Nhưng những lúc ấy không hiểu sao tôi lại thích nhìn thẳng vào chúng một cách kỳ lạ, (kiểu như có một ai đó đang tồn tại ngoài kia cuốn hút lấy tôi. Họ dõi theo tôi và luôn biết mọi thứ về tôi: cuộc sống của tôi, những công việc tôi đang làm hằng ngày. Chỉ có tôi không biết họ là ai, họ ở đâu? Và thế giới của họ như thế nào? Đó là một điều khó khăn, đến nỗi luôn khiến đầu óc tôi trở nên nặng nề, căng cứng như sắp muốn nứt toác ra nhiều mảng). Tôi thường tự hỏi mình: “chuyện quái gì vậy?” và sau đó là ‘bùm’ mọi thứ nổ tung trong đầu, tích tắc biến mất với tốc độ của ánh sáng, năng lượng nguyên tử hay đại loại thứ gì đó nhanh chóng. Lâu lâu tôi thường bị như thế, chúng xảy ra không nhiều, nhưng thật khó để nói rõ cảm giác sau đó là như thế nào. Thật tệ…


“Gâu…uuu…”

Tiếng sủa của con Lu làm tôi giật mình. Tôi vội xỏ nhanh chân vào đôi giày boot bằng vải màu xanh ghi đặt ngay ngắn cạnh nhà kho. Chuẩn bị thêm vài thứ đồ đạc cho Đại Mã (nó cùng với Tiểu Mã là hai chú ngựa ô mạnh khoẻ nhất trong trại của chúng tôi. Có nguồn gốc từ giống ngựa của Pháp lai với họ ngựa Ả Rập), một ít thức ăn dặm, bốn chiếc can nhựa cỡ vừa, một cái ba-lô bằng vải dù màu xám (đựng thêm hai, ba cái khăn sọc loại mỏng, ít thuốc đau bụng, thuốc cầm máu và ô-xy sát trùng. Bỏ ở hộc ngoài phòng trường hợp cần dùng đến – đôi khi cẩn thẩn một chút cũng không phải là thừa thải) và con dao Kukri – từ thời bố tôi để lại, dắt vào đai đeo ngay bên hông quần. Tôi chất hết mọi thứ lên lưng Đại Mã, buộc lại chặt chẽ vào tấm da bò đã yên vị trên đó, kiểm tra lại cửa nhà kho, ngó qua đàn gia súc để đảm bảo chắc rằng không có gì bất ổn khác. Khi đã ‘ô-kê’ mọi thứ, chúng tôi bắt đầu rời khỏi trại băng rừng.

    Khi chúng tôi vừa đến được điểm đầu của khu rừng, cũng chính là lúc mặt trời bắt đầu ló dạng. Một vài sợi nắng mỏng tanh, yếu ớt chen chúc trên tầng cao của mấy cây bạch đàn trắng, rồi lách mình rơi xuống thảm cỏ tươi ướt nhẹp ở phía dưới. Lũ ong mật lảng vảng bên mấy bụi hoa dại mọc cạnh bờ suối. Đi rừng là một trải nghiệm thú vị, bước vào khu rừng, hệt như bạn đang bước vào một thế giới khổng lồ, nó chứa đựng rất nhiều điều kỳ lạ. Nếu như buộc phải vào rừng lúc sáng sớm, nghĩa là bạn đang tận hưởng tiết trời mùa xuân của tháng Mười Hai, tháng Giêng. Thoạt đầu, những làn không khí mát dịu sẽ khiến bạn cảm thấy dễ chịu, sau đó là cảm giác lành lạnh len lỏi đến từng vị trí trên cơ thể bạn và khiến tất cả chúng ‘nổi da gà’ lên. Buổi trưa và xế bóng sẽ đổi lại cảm giác khoan khoái, bạn sẽ chỉ muốn hít thở, liên tục hít thở. Nuốt chửng cái không khí đang bao la đầy tràn ấy vào trong phổi, trộn lẫn chúng lên và bắt đầu thưởng thức như một loại đồ uống mát mẻ, cực đã khát và giải nhiệt vào mùa hè – nước dừa, trà quất, trà xanh, sâm lạnh hay một ly cocktail Garrick Club Punch. Buổi chiều và choạng tối là không gian của sự yên ắng thinh lặng, chỉ có tiếng côn trùng ‘ri ri’ kêu réo khắp mọi nơi, tiếng chim cú và bọn dơi bay phần phật đi ăn đêm, tiếng thiu thiu của sao sáng hoặc là tiếng quả khô lách tách rụng xuống đất. Gió ngừng thổi qua khu rừng một khoảng dài, thỉnh thoảng rít lên từ đằng xa và lồng lộn vào mọi thứ. Nếu bạn không muốn làm mồi cho thú dữ và chết cóng – khi nhiệt độ mỗi lúc một hạ xuống thấp. Tốt hơn hết bạn nên kiếm một túp liều của những người dân bản địa sống cạnh bìa rừng, xin nhờ họ tá túc qua đêm, tiện thể ăn thêm món thịt cừu xông khói treo lủng lẳng trên giàn bếp từ mùa xuân đầu năm mới, quệt một nhát vừa tay chấm với muối ớt được giã nhuyễn nhão cùng lá é xanh (loại lá nhỏ chỉ có ở vùng rừng này, hoặc những cao nguyên xa xôi ở phía Tây). Nếu họ có thêm rượu trắng nặng mùi chắc chắn bạn sẽ nốc được một ly cho vào bụng ấm nóng. Bằng không nếu chẳng phải là một kẻ du mục hoặc rong ruổi đến thế, hãy lết đít mà bò về nhà, đóng sập cửa lại (cả cửa chính, lẫn các cửa sổ, nhà kho và cửa chuồng gia súc), sau đó nhảy phốc lên chiếc giường mềm mại ôm cô vợ bé bỏng của bạn, tắt đèn đi ngủ và làm thứ gì đó thật chếnh choáng, khoái cảm – tháo xu chiêng, trần như nhộng, lần mò mơn trớn mọi thứ tuyệt dịu ấy và quên phắt đi cái thế giới ồn ào đang diễn ra ngoài màn trời đêm lộn xộn kia. Ngày mai mở mắt dậy, đánh răng rửa mặt… mở một vài bản nhạc nhẹ nhàng: Love Me Do; P.S. I Love You; Living Next Door to Alice; I Started A Joke… và làm việc như một quý ông thạo nghề.




Chương 1


Khi chúng tôi tiến vào khu rừng non, nó lại phảng phất một mùi ư ủ và ngai ngái xộc vào mũi, lớp mùn cây tươi xốp, nhẹ bẫng nằm lại dưới dấu giày mỗi khi tôi bước chân qua. Tôi thích cái cách mà nó xâm chiếm lấy mình từ từ, từ từ từng chút một, mở ra trong tâm trí tôi một thứ gì đó… rất nhanh rồi khép lại. Sau đó lại tiếp tục chuyển cảnh, cứ hệt như một trường kịch kéo dài và xuyên suốt liên hồi. Tôi bé nhỏ đứng đó, những cử động cũng rất nhỏ và nhẹ, lần lượt xem chúng dần dần lướt qua bên cạnh, dần dần tràn ngập não bộ và tất cả mọi giác quan của mình. 

    Những con chim sâu cổ đỏ, chào mào và lũ bồ chao đỏm dáng giống như những người canh giữ khu rừng, chúng thức dậy sớm nhất, đứng trên những tàng cây ở giữa, chăm chú quan sát tôi và hót một tràng dài, ngắn rõ ràng, giống như một kiểu tra hỏi: ‘này gã kia, anh đang làm gì ở đây vậy?’ khi có ai đó tự tiện xông vào nhà, mà chưa có sự cho phép của bạn. Những lúc ấy, tôi cũng sẽ thành thật, vui vẻ mà huýt sáo lại một vài nhịp điệu: ‘I took my trouble down to Madame Rue/ You know that gypsy with the gold–capped tooth’ đoạn mở đầu trong bài “Love Potion No. 9”. Cũng giống như cái gã gàn dỡ trong lời bài hát ấy, phải mang khó khăn của mình đi tìm gặp mụ phù thuỷ tên Rue, trên đường thứ 34 và đường Cây Nho, để bà ta bào chế cho hắn lọ ‘Tình dược số 9’ sau ngần ấy năm cuộc đời nhạt thếch, không biết đến chuyện yêu đương và mùi đàn bà – chết tiệt thế cơ chứ. Không đến nỗi đó, nhưng tôi cũng muốn nhắn nhủ với những người bạn nhỏ rằng: ‘tôi có khó khăn cần tìm đến khu rừng để nhờ sự giúp đỡ. Không làm thêm điều gì khác tổn hại đến khu rừng khi vấn đề đã được giải quyết xong’. Đương nhiên bộ dạng của tôi lúc ấy cũng thân thiện và hài hước.

Sau đó, ‘những người bạn nhỏ’ này sẽ truyền đạt thông tin của tôi đến với khu rừng một cách nhanh chóng – nhưng bằng cách nào thì tôi không hề biết được, như một điều hết sức tự nhiên và bình thường (kiểu như có một người bạn thân đến nhờ bạn giúp đỡ. Và bạn biết chắc chắn đó là sự thật, anh ta chỉ cần bạn tháo gỡ vấn đề đó, ngoài ra không đòi hỏi thêm bất cứ yêu cầu nào khác, chỉ duy nhất có thế. Rõ ràng và rành mạch như phép toán: một cộng một bằng hai. Nếu bạn muốn hắn thề thốt, hay làm dấu giữ đúng lời đã nói, hắn nhất định sẽ ngay lập tức thực hiện – một kiểu người trung thực và tử tế).

“Hẳn là như vậy rồi – gã đàn ông tử tế”, tôi tự nhủ trong đầu.

    Chúng tôi tăng tốc độ di chuyển nhanh chân hơn, để đến được đỉnh đồi Hai Dú lúc xế trưa và trở về kịp trong ngày. Con Lu lầm lũi đi trước, thỉnh thoảng cúi thấp cái mũi ‘khìn khịt’ đánh hơi để dẫn đường, nó gầm gừ ngồi bẹp đít xuống, nhe hai hàm răng ra như kiểu cười khinh khỉnh khi trông thấy một con sóc nâu đang sột soạt gặm nhấm một quả hạch trên mặt đất. Nó dùng cái lưỡi nhớp nháp dịch miệng vừa thở vừa thè ra liếm quanh mồm, đưa một chân lên gãi gãi trước ngực. Sau mấy hồi như vậy, nó đánh lưỡi lại một vòng nửa, cho tất cả vào trong gọn gàng và ngậm miệng lại, phớt lờ con sóc nhỏ và tiếp tục bước đi.

    Bấy giờ là 9 giờ 45 phút, dù gì tôi cũng sẽ gói gọn quãng đường lại trong vòng một tiếng đồng hồ nữa để lên được tới đỉnh, nghỉ ngơi và ăn trưa sau đó lấy đủ nước và bắt đầu đánh ngược trở về trại. Nếu thời tiết không có gì chuyển biến xấu đi, có thể tầm 4 giờ 30 phút chiều chúng tôi sẽ có mặt ở nhà của mình – coi như kết thúc một ngày đi rừng bình thường. Như vậy đã là tốt đẹp rồi.

Khi qua hết địa phận của vùng rừng non, cây bụi và tầng lá thấp, chúng tôi đã lên được khu rừng già yên ắng và uy nghiêm của cả vùng Lại Khánh. Không thể biết được phải mất bao nhiêu năm để chúng sừng sững đứng vững ở đây và chi phối mọi thứ ở vùng đồng bằng yên tĩnh này – một vùng đồng bằng xinh xắn và thơ mộng (không có nhà cao tầng, không có xa lộ cắt ngang qua, chỉ có một thị trấn với số lượng dân cư vừa đủ. Hai ngôi trường trung học phổ thông, hai ngôi trường cấp trung học cơ sở, một vài trường mầm non và trường cấp một nằm rải rác ở các xã khác nhau. Người già, trung niên, bọn trẻ con và đám ranh mười sáu, mười bảy tuổi là còn ở lại. Số khác tuyệt nhiên rời bỏ vùng này để đi tìm những giấc mộng riêng cho cuộc đời mình).

    Đám lá khô làm dấu, lạo xạo quanh chân tôi, những cái xác của mấy con ve sầu già trắng phếu rệu rạo nằm rải rác trên mặt đất. Mùa hạ dường như sắp hết và những ngày cuối cùng mặt trời không còn rõ ánh nắng nữa, một dải mây lơ lửng chen ngang đường chân. Như thế này quả thật dễ chịu và thoải mái hơn nhiều. Tôi thả dây cho Đại Mã được thong dong cạnh đám cỏ tranh xanh ngát kế bên mấy thân cây Ngốc, Dền núi to bự. Tháo bốn chiếc can nhựa, cái ba-lô bằng vải dù màu xám và tấm da đặt trên lưng nó để cạnh một phiến đá to (như cái phảng) đâm ra giữa con suối Chim Uống – con suối nằm biệt lập và cheo leo trên đỉnh Hai Dú này, trông như một cái chảo lớn đang được đổ đầy nước vào để chuẩn bị nấu một món gì đó. Và may thay, gần đến miệng chảo bị thủng một lỗ nhỏ bằng cỡ cái sọ đầu trọc lóc nên nước thoát xuống, đổ từ trên cao thượng nguồn này về khắp dưới xuôi (tôi ví von kiểu vậy, thực tế chúng rộng lớn và ngoằn ngoèo hơn nhiều. Cả cái lỗ tiếp nối để nước từ trên này đổ xuống cũng thế).

Những tảng đá lớn nhỏ, nhiều hình thù khác nhau nằm dọc khắp con suối Chim Uống, có đoạn lại trũng xuống một vũng sâu ngang ngực cỡ một người trưởng thành, đa số đều tầm ngang hông quần hoặc có khúc bị chặn ngang bởi thân cây to (còn sống) thì nước chỉ tầm đến khuỷu chân.

    Con Lu không chịu nổi cơn khát, tại một vũng nước nhỏ nó thè lè chiếc lưỡi dài đỏ hỏn xuống mặt nước ‘chép chép’ liếm lám để uống. Động tác của nó làm mặt nước đang yên tĩnh dao động từng gợn sóng nhỏ, lũ cá suối trắng tinh (trông thấy được cả đường gân máu, xương sống lưng và cả những xương sườn li ti song song đối cạnh nhau bên trong) dài thòn bằng nữa chiếc đũa dáo dác bơi vào mấy cái hốc nhỏ xung quanh trốn mất. Khi đã no nước, nó lại hụp hẳn lút đầu xuống dưới đó, một phút sau rút đầu lên lắc rần rật dập tắt cơn nóng nực đang bu bám mình.

“Lu Lu ăn cơm thôi nào!”, tôi gọi nó, sau khi cảm thấy có vẻ như nó đã thoả mãn cái trò nghịch nước ấy. Phần cơm nắm hai người ăn, được nện xuống thẳng băng ngang mặt mép, hạt cơm trắng đều nở bung nấu chung với đậu đen thơm lừng bốc ra từ chiếc cà-mèn bằng inox ba ngăn. Một ít thịt gà hầm với nấm khô nằm ở ngăn hai, và ngăn cuối cùng đựng canh rau ngót. Tôi trải tấm bạc nhựa màu xanh trên nền mặt đá sau đó đặt các ngăn thức ăn ra đều, hai cái bát, một cái thìa cũng bằng inox nốt (loại vừa, kiểu đồ dùng dã chiến ngoài trời, hoặc cho quân đội thời trước). Tôi chia đôi phần cơm và trộn đều đồ ăn vào hai bát, để một bát ở góc bên cạnh cho con Lu, còn mình bắt đầu ngấu nghiến tống những thứ thức ăn ấy cho đẫy vào miệng. Con Lu có vẻ đang đói, nó ăn háu, rít sạch bách hết nước canh trước tiên, sau đó ăn ‘xồng xộc’ chỗ còn lại, khi đã sạch sẽ mọi thứ trong bát nó ung dung đi đến chỗ vũng nước nhỏ lúc nảy tiếp tục uống (lần này không nghịch ngợm gì thêm nữa) duỗi thẳng hai chân sau ra và nằm gọn gàng trên đám lá khô dưới gốc một thân cây dim mắt lại và bắt đầu ngủ. Hơi thở nó đều đều, những cọng ria mép cong dài quanh mồm rung lên rung xuống theo mỗi nhịp thở của nó. Tôi rửa sạch hai cái bát, thìa và tất cả 3 ngăn đựng đồ ăn của cái cà-mèn, để ráo một chỗ trên phiến đá nhỏ có nắng, lôi trong cái ba-lô ra lấy hai tấm vải mỏng cuộn lại với nhau làm gối, kê dưới đầu, kéo sụp chiếc mũ beret màu sẫm xuống che ngang tầm mắt. Một màu đen bao trùm lấy khuôn mặt tôi, bên ngoài trời vẫn đang nắng dịu, không khí không có vẻ gì oi bức, thỉnh thoảng một vài cơn gió nhẹ thổi xuyên qua khu rừng, tiếng lá khô chao đảo lạo xạo đáp xuống mặt đất, tiếng róc rách của con suối lúc to, lúc nhỏ. Tất cả như cái máy thu âm, thu lại nhưng không qua bất kỳ một bộ lọc xử lý nào cả, cứ như vậy chúng tiếp nối truyền dẫn vào đầu tôi. Lúc này đã không còn là âm thanh của ngoài tự nhiên nữa, đồ rằng giống một phức hợp bao gồm một chuỗi những bản hoà tấu không lời hơn: mở đầu bằng Hungarian Dance #5 của Brahms, sau đó dần dần là Solfeggietto của Bach, Spinning Song của Ellmenreich, Ode To Joy của Beethoven (đến lúc này tôi không còn cảm thức bất cứ một điều gì khác nữa, cứ như đang bị ai đó khoét não tôi ra, đặt một cái phễu rộng vành lên đó và không ngừng rót mọi thứ cho chúng chảy hết thảy vào. Dồn dập, dồn dập và liên tiếp với cường độ khác nhau). Đến khi kết thúc bằng bản Greensleeves của Silverman, thì tôi bắt đầu lạc mất khỏi thế giới hiện hữu. Tôi thấy mình đang đi đâu đó – ở một nơi nào đó, cũng có một cánh rừng như thế (không lớn lắm) nhưng tôi đã đi ra khỏi nó. Phía sau chỉ là những tàng cây mờ nhạt, trước mặt tôi là trảng cỏ, những thứ cỏ lất phất cao quá nửa người (không thể nhớ nổi là tên gọi chúng là gì), khô rang và giòn tan. Có nắng. Phải…, nắng hơi gắt và nồng mùi đất sau một trận mưa trở mùa đầu hạ. Cánh tay áo màu xanh, dài và mỏng tanh, gió thổi từ phía khu rừng ra, đạp đầu những trảng cỏ khô và chạm vào tay áo màu xanh đang bay bay nhè nhẹ ấy. Mái tóc cũng dài, thẳng mượt và chấm tại sau gáy (không dài hơn nữa). Cô gái. “Đúng rồi, một người con gái”, cứ đứng như vậy và quay cái lưng cũng như dáng dấp ở phía sau ấy lại đằng tôi, hình như cô ta đang nhìn hay chờ đợi một điều gì đó – có thể là đợi lũ chim di cư ở phương Bắc bay về; đợi ngắm cảnh hoàng hôn lăn xuống, và tắt hẳn sau ngọn đồi. Hoặc đi tìm một con mèo lạc yêu quý của cô chỉ vì mãi ham chơi quên đường về. Tôi chẳng biết. Nhưng tuyệt nhiên cô ta không cử động (dù là một cử động, va chạm rất nhỏ. Cũng không thấy dấu hiệu nhịp thở, hai vai rung lên hay đại loại thứ gì đó tương tự. Không hề, dường như cô ta được bao bọc bởi một lớp khung bảo vệ bên ngoài. Gió chỉ có thể lay nhẹ gợn tóc, nắng ở trên cao phả xuống, sự yên lặng và im ắng choáng ngợp hết mọi thứ quanh cô). Tôi không thể hình dung và đoán được cô ta sẽ ở đây bao lâu, bắt đầu từ khi nào đã ở đây và cần giải quyết vấn đề gì với nơi này. Tôi tiến tới, rất nhẹ – như sợ điều gì có thể phá hỏng và tan biến thứ hình dung đang ở phía trước mặt mình. Cứ vậy tôi lần lựa đi tới, di chuyển gọn gàng và nhanh chóng. Nhưng cứ mỗi lúc như thế không gian và khung cảnh xung quanh tôi co thắt lại, đảo ngược và xáo trộn dữ dội – hệt như những mảng ghép trong trò chơi xếp hình. Ai đó đang cố gắng thay đổi vị trí của chúng liên tục, cường độ và tốc độ mỗi lúc một nhanh hơn. Những mảng trời chiều chập lại với nhau từ trên đang dập xuống, gió thốc mạnh hơn nghe víu víu từng đợt, khu rừng như cái quạt công nghiệp khổng lồ đang được cắm điện bật nút khởi động, quay vòng tròn đều đều và nhanh hơn theo từng cấp số. Và khi tất cả vượt quá ngưỡng giới hạn, chúng đứt phựt, đổ rầm, xé toạc mọi thứ nằm trong quỹ đạo ấy ra từng mảng, vụn vỡ và tan tành – tôi cũng không ngoại lệ.

    Khi tỉnh dậy, trên trán tôi dầm dề những đợt mồ hôi rịn ra, thoạt đầu tôi đã nghĩ có lẽ là do chiếc mũ beret trùm kín không làm da tôi trao đổi khí được với không khí bên ngoài. Nhưng nhận thức cho tôi biết đó không phải là cội rễ của thứ gì đó đang xảy ra đối với mình. Tôi thấy mình như sắp bị ngừng thở (ai đó đã chặn đi ống thở từ phổi dẫn đến lồng ngực và truyền lên mũi, miệng tôi), tôi tở hắt ra từng hơi nặng nề và chậm chạp giống một con ốc sên chậm chạp nhất hành tinh này. Khoảng cách giữa các lần thở không đều đặn và lâu hơn so với một người trưởng thành bình thường. Tôi nằm đó bất động không ngọ nguậy gì được, ngay cả một cử động nhỏ như là nghiêng đầu hay liếc qua liếc lại con ngươi mắt. Chỉ nằm đó nghe thời gian sột soạt rớt trên ngón tay, ngón chân mình, đầu mình, tóc tai và quần áo. Độ một lát sau máu bắt đầu truyền dẫn đến các cơ quan: đầu, cổ, tai, mắt, mũi, miệng, ngón tay, ngón chân, tim, gan, phèo phổi, ruột non, ruột già…, tôi cử động được từ từ.

“nước…”, tôi nghĩ nó cần thiết cho mình lúc này. Cố hết sức tôi bò trườn ra chỗ đoạn suối đang chảy dốc, thả tay phải còn đang nhơ nhớt đất đá chạm xuống nước. Dòng nước lạnh ngắt như băng giá tan vỡ thấm vào từng ngón tay tôi, chui qua lớp biểu bì bên ngoài và phóng vào mọi ngóc ngách trong cơ thể tôi. 

“sống rồi”, tôi giữ nguyên trạng thái như vậy thêm một hồi nữa sau đó cảm thấy khá khẩm hơn, ngồi dậy được. Tôi dùng cả hai bàn tay vốc nước vào mặt mình và nhìn những hình ảnh mờ nhạt, lõng lẽo của cái khuôn mặt nhăn nheo, đôi gò má nhô cao, hai xương má nhấp nhô lên xuống theo từng đợt nước. Kéo chiếc áo thun bên trong lên lau một lượt từ trên xuống cho sạch sẽ. Con Lu biến mất dạng từ lúc tôi mở mắt đến giờ đã không thấy bóng dáng nó, sau đó một tầm khoảng năm phút, nó ở đâu chui ra từ một bụi dương xỉ um tùm gần đó. Trên đầu dính vài cành cây khô nhỏ xíu bị lèn vào giữa mấy rãnh lông, cùng một vài cọng cỏ cháy giòn rụm hệt như ai đang đan một giấc mơ bằng sợi chỉ đen và nó mới vừa từ trong giấc mơ ấy bước ra. Cả cơ thể lành lặn và tuyệt nhiên không có gì bất thường khác xảy ra – vẫn bốn cái chân nhanh nhẹn, đôi mắt to tròn sáng choang, chiếc đuôi cứng ngắt cong dài, và mồm nó ngoác ra ngoác vào cử động bình thường. 

Nhưng tôi thì không bình thường chút nào, đầu óc lúc này ong ong và vẫn còn mụ mị. Không thể biết được là mình vừa trải qua cái gì, cũng không hề nhớ nổi một thứ gì. Hệt như từ lúc nhắm mắt lại cho đến khi mở mắt ra là một khoảng thời gian ngưng chảy kẹt cứng, cô đặc, tù đọng và rơi thật sâu vào một cái hố tăm tối nào đó, hoặc một vùng ánh sáng chói loá nào đó – sáng đến nỗi mờ cả mắt và không thể thấy hay hình dung, cũng như mường tượng ra được gì đang ở trước mặt. Một đoạn phim bị xước và trầy trụa không tài gì phục hồi lại được, muốn xử lý chỉ còn cách cắt bỏ nó. Và ai đó đã làm như thế, cắt phựt nó như cầu chì bị nổ.

    Tôi cố gắng cho đầu mình định thần và cả bộ não đang quay mòng mòng bên trong từng chút đứng yên lại. Mắt nhìn trân trân một điểm để lấy sự tập trung, cuối cùng mọi thứ trở lại bình thường. Thân thể tôi cũng không trầy xước hay có dấu vết của bất cứ thứ gì, sự hiện diện của một ai.

Mấy con ve sầu cuối mùa còn sót lại bu bám trên những thân cây dọc theo con suối hút nhựa kêu lên de de từng chập. Nắng lúc này đã tản ra từng nhúm nhỏ, không hanh hao gắt gỏng gì lắm. Bầu trời xanh trong một vẻ dễ chịu và không có gợn mây trăng trắng nào lởn vởn xung quanh. Thời tiết như thế là quá tốt đẹp, chí ít sẽ không có mưa từ đây cho đến chiều tối. Tôi lững thững một hồi, lấy bốn chiếc can nhựa ra mở nắp từng cái. Đặt vào mõm dốc chỗ khúc quanh một con suối đang chảy từ trên một tảng đá to tướng, đen xì, không có hình thù gì rõ rệt đang bào xiết dòng nước mà hứng lấy. Chốc chốc dòng nước ào ào chảy vào can, mực nước cứ vậy mỗi lúc một đầy trong can, cho đến lúc trào miệng phì ra ngoài không rót thêm tí nào được nữa, tôi dùng một miếng bọc ni-lông phủ lên miệng can, tiếp theo là một tấm vải mỏng, sau đó chụp nắp lên cùng và vặn chặt lại, để thẳng đứng trên phiến đá bằng phẳng mà lúc nãy tôi vừa nằm. Khi cả bốn chiếc can đã đầy nước đâu vào đó, tôi đến chỗ Đại Mã tháo dây, dắt ‘cậu ta’ lại và thả tấm thuộc da lên lưng, sau đó đặt bốn chiếc can vào đúng vị trí, và buộc dây cho cẩn thận kỹ càng.

Hoàn tất, chúng tôi lên đường trở về trại. Cả cánh rừng vẫn im phăng phắc, những thân cây to lớn oai nghiêm như chắp tay, đưa mắt quan sát chúng tôi. Một vài con chim chuyền cành đuổi nhau hót choe choé, phiến đá chỗ tôi nằm lúc nãy nguội lơ, xám ngắt không có chút gì níu kéo.


Chương 2



Chúng tôi lần theo con đường mòn nhỏ xíu cỡ chừng hai gang tay lúc lên để đi xuống. Con đường lộm cộm sỏi – những viên sỏi to nhỏ, lồi lõm đủ kiểu, nhưng đa số có kích thước bằng ngón tay cái, hình thù khác nhau, cứng ngắt và trơ trơ nằm rải dọc đường đi, xen lẫn với màu đất nâu đỏ, những đám rêu và cỏ bụi thấp lè tè. Con Lu vẫn dẫn đầu đi trước, tôi đi phía sau nó và cuối cùng là Đại Mãi, trong khu rừng rộng lớn, ba chúng tôi giống như những kẻ độc hành đang đi lạc vào vương quốc nào đó. Chim chóc, hoa lá và hơi thở của cả khu rừng đang dõi theo nhất cử nhất động của chúng tôi. Chỉ cần có một hành vi nào xâm phạm vào những điều cấm kỵ của vương quốc ấy, tuyệt đối mọi cửa ra vào đều bị chặn và ngay lập tức chúng tôi bị bủa vây, giam giữ và tù đày mãi mãi ở nơi đây. Cảm giác thật cô đơn, bao la rộng lớn và không biết thế giới ngoài kia thế nào – cảm giác ấy thật tệ hại.

    Bước chân chúng tôi đều đều, chốc chốc tôi mở nắp bi đông tợp một ngụm nước, độ mát của nước suối gần như được giữ nguyên vẹn, dòng nước chảy từ cổ họng chui tọt xuống bụng, thấm đến đâu dịu mát đến đó, dễ chịu và sảng khoái. Di chuyển qua hết khu vực rừng già, chúng tôi đang dần trườn xuống vùng rừng non và rừng thường xanh lá thấp, trời lúc này có vẻ oi hầm hơn, như nồi nước đang đun sôi bắt đầu sủi bọt. 

“có thể lát nữa chuyển mưa”, tôi nói với Lu Lu và Đại Mã. Đại Mã vẫn ung dung tiến về trước, tôi lúc này đã ở phía sau đít nó, Lu Lu vẫn là kẻ dẫn đầu hệt như một tay lính đặc công thứ thiệt dũng mãnh, nhạy bén và sức chiến đấu cao cùng những kỹ thuật, khả năng xâm nhập địa hình tuyệt vời. Phải, như mấy gã trong cuốn tiểu thuyết Sao Mai của Dũng Hà, được mệnh danh là tắc kè hoa luôn biến hoá trong những khu rừng, những địa thế hiểm trở, cả ban ngày lẫn ban đêm, đánh địch bất chợt, không kịp trở tay, khi tiến cũng như khi lùi luôn nhanh nhẹn, không động tĩnh và cũng không thể đoán trước được điều gì.

Trong  khi tôi nói và đang mãi mê chìm trong dòng suy nghĩ riêng của mình về những tay lính đặc công như thế, thì Lu Lu chỉ im lặng, ậm ừ một vài âm thanh trong miệng, kiểu như đồng tình hay đại loại không thèm quan tâm

“Lúc trưa ông cậu chả bảo sẽ chẳng mưa được còn gì…”, 

“Cũng đúng thôi, chả sao cả. Thời tiết chẳng phải luôn thay đổi xoành xoạch còn gì. Rất phức tạp và không biết trước được, giống như những tay lính đặc công. Ta không thể phản kháng chỉ có thể chấp nhận, điều đó sẽ hay hơn là dành thời gian suốt ngày chỉ để suy đoán… Nên làm tốt và chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng, nếu không ta có thể trả giá bằng cả tính mạng. Nhưng những cơn mưa bất chợt thế này không nhằm nhò gì chúng ta đâu. Yên tâm đi nào!”

    Chúng tôi cuốc bộ độ khoảng hai tiếng nữa, giữa chừng là một lần dừng lại nghỉ chân tầm mười lăm phút, tại một khoảng đất trống hơi bằng phẳng và khô ráo, xung quanh chỉ có mấy bụi hoa dại: dã quỳ, cỏ may và cỏ đuôi chồn… một vòi hoa long tu của cụm lan rừng đang nở tủa xuống, nằm vắt ngang ngay chảng ba trên một thân cây lớn. Những cái rễ quằn quại bám đầy lớp vỏ cây trông như những con đỉa đen đúa xấu xí, đang cố hút lấy từng chút máu ngọt lành trên cơ thể người. Loại này thường trổ bông vào mùa xuân nhiều hơn, hiếm khi bắt gặp vào mùa hè thế này, kể ra cũng lạ và thú vị. Trên bầu trời mọi thứ đang bắt đầu nổi xung điên, những đám mây bắt tay nhau và tụ về thành từng mảng lớn xám xịt, cả nền trời trong chớp mắt như bị quét một lớp mực tàu nhàn nhạt, rồi đậm dần. Tất cả khu rừng lát nữa đây sẽ được tắm mát thật sự – kể cả chúng tôi. Một cơn mưa của thiên nhiên ban tặng, gột rửa hết những bụi bận tồn đọng trong không khí, không thứ gì cản ngăn được. Mưa làm mọi chuyển động chậm lại, giãn ra, lật tẩy hết những gì đang nấp bóng dưới tán cây sự thật. Sức mạnh ấy quả thật đáng kinh ngạc. Những giọt mưa đầu tiên cứ thế rơi xuống, nhả hạt và phủ đều lên mặt đất, mỗi lúc nghe rầm rầm và ngày càng nặng hạt hơn, chúng ngắt quãng từng đợt, đang rầm rầm rồi điều chỉnh nhỏ lại, lách tách, nhưng được vài giây lại vặn núm to lên, cao trào và rầm rầm tiếp một đợt mới ngay tức khắc. Sau vài đợt dạo đầu như thế rồi cứ vậy mà duy trì đều đặn, không khác gì bản Waltz Rain của Chopin. Chúng tôi đi trong cơn mưa ấy cảm giác như bị ai đó bốc thả vào một bức tranh rộng lớn, thêm thắt một vài chi tiết nhỏ cho tổng thể bố cục bớt trống trải, trở nên hài hoà. Và chúng tôi cũng đều đặn đi trên bức tranh ấy men theo con suối nhỏ và rào rào dẫm lên mớ cỏ khô (bây giờ đã ướt sũng, ngậm đầy nước) ra khỏi địa phần khu rừng – vương quốc bí ẩn.

    Trang trại hiện ra, thân thương và quen thuộc như là tay chân, tim, gan, phèo, phổi của chính tôi. Cột khói xám uyển chuyển thổi lên, vợ tôi chắc hẳn đang làm một vài món gì đó để tối nay nhấm nháp ngoài hiên. Có thể là nấm xào với gà đen, nấm chưng với trứng, canh nấm thịt bò, chả nấm… hay đại loại một món gì khác tôi chẳng thể nhớ nổi, nhưng chắc chắn phải kèm theo nấm. Vì cô ấy có thể ăn nấm mỗi ngày như thế này trong suốt cả mùa mưa – không biết ngấy và buồn chán, đồ rằng cho đến khi hết tất thảy các loại nấm ăn được trong trời đất này mới thôi. Tôi dĩ nhiên là cũng thích ăn nấm, nhưng chắc chắn độ nghiện không bằng được cô ấy – chỉ như một cái móng tay, chẳng thấm thía vào đâu cả. Cái tôi thích hơn là thưởng thức hương vị của rượu cô ấy nấu. Có điều mỗi khi được hỏi bí quyết làm thế nào để ngon tuyệt cú mèo đến thế, cô ấy chỉ cười:

“Đó là bí mật”

“Ngay cả với anh sao?”

“Phải, dĩ nhiên là ngay cả với anh”, cô ấy cười.

“Không ngoại lệ được à?”

“Không. Nghe này Héc-quyn. Thật sự là em không có bí quyết nào cả. Đương nhiên là em nấu theo công thức gia truyền của gia đình em để lại. Nhưng đó không phải là mấu chốt. Mấu chốt ở đây là ngay cả bản thân em trong mỗi mẻ rượu cũng không biết chính xác được rằng nó có giống mùi vị và nồng độ của mẻ rượu hôm qua không? Và em chắc chắn rằng sẽ là ‘không’, vì cái đó không ai cân đo, đong đếm được. Nó thuộc về cảm xúc và những gì từ bên trong mà người ta bỏ vào trong đó. Một thứ vô hình nhưng nó là có thật. Và cái sự khác biệt đó mới chính là ‘thứ’ tạo nên vị ngon của mỗi mẻ rượu mỗi khi em nấu ra”.

“Ummmh… xem nào. Kiểu như em nói rằng, cảm xúc chi phối những công thức”

“Có thể cho là như vậy, ở khía cạnh nào đó nó hoàn toàn chính xác. Nó không những chi phối mà là động cơ chủ yếu để tạo nên bất kỳ thứ gì anh cần. Và khi người ta thưởng thức chúng, tay cầm chúng, mắt nhìn thấy chúng, miệng chạm vào chúng, cổ họng được bôi trơn bởi chúng và trong lòng đặt ra hàng tá câu hỏi về chúng. Người ta vừa để cho những thứ cảm xúc ấy, cùng với sự tò mò tăng dần, tăng dần lên. Len lỏi vào khắp mọi tế bào của họ, cho đến khi tất cả hoà quyện vào nhau và tạo thành hương vị riêng của chính người đang thưởng thức”.

Cô ấy nói và giải thích một cách rõ ràng, cặn kẽ. Như kiểu giảng giải và truyền đạt lại cho một cậu học trò ruột của mình vậy.

“Và tính chất hiển nhiên, mặc định sẽ lặp lại tương tự cho mỗi lần người ta thưởng thức chúng. Lúc này mùi vị chỉ là thứ ‘thứ yếu’ xếp sau cảm xúc. Mỗi lần trước khi quyết định thưởng thức người ta đã tự vẽ sẵn ra khung cảnh, không gian, màu sắc, con người và âm thanh xung quanh họ. Họ tạo ra chúng một cách thật tình cờ. Họ nghĩ rằng mình đang sở hữu tất cả những điều ấy khi thưởng thức thứ họ yêu. Điều đó tăng thêm chiều sâu cho bất cứ thứ gì”. 

 Cô ấy giống như những chuyên gia thật thụ, những người nắm giữ vô vàn bí mật để làm nên điều tuyệt vời. Họ biết cách khiến cho những số phận bé mọn đang thưởng thức những thứ họ tạo ra phải trầm trồ, tò mò và thèm khát được biết tuốt tuồn tuột về những cái bí mật quái quỷ ấy.

 “Vậy nghĩa là mỗi người sẽ cảm nhận một hương vị khác nhau, và mỗi lần thưởng thức, nếm trải họ sẽ có những cảm xúc khác nhau. Anh hiểu vậy đúng không?”

“Đúng nhưng còn thiếu. Họ không những có cảm xúc khác nhau mà sau đó sẽ dẫn đến những hành động khác nhau. Anh thấy vậy không?”

“Cái này thì anh chịu, anh không sao suy nghĩ đến xa xôi như thế được nữa Lê Lan”

“Thế này nhé Héc-quyn. Anh nói xem hiện giờ chúng ta có bao nhiêu cửa hàng đang phân phối loại rượu Mê-Man này?”

“Một cửa hàng nằm ngoài thị trấn nhỏ cách trại chúng ta tầm mười ki-lô-mét, có cái biển quảng cáo to đùng in hình gã cao bồi đang cầm trên tay chai rượu và nốc từng ngụm (nhưng không thấy con ngựa của gã ở đâu cả. Có lẽ nó đã bị bắt đi để làm món thắng cố bốc mùi nghi ngút và sôi lềnh dềnh trong chảo), phía dưới có đề tên cửa hàng, nghe sến sẩm: Du Miên  – Nơi Lưu Giữ Những Giấc Mơ và tên địa chỉ, cùng một dòng chú thích chói mắt, đỏ ngòm: rượu Mê-Man thượng hạng, được lấy từ nguồn nước Hai Dú thuần khiết. Một tháng họ đặt hàng tầm 600 lít. Ngoài tỉnh Khánh Hoà, chúng ta có phân phối cho một cửa hàng nữa, một tháng họ cũng đặt tầm 600 đến 700 lít, một cái ở Kon Tum, một cái ở Đà Lạt cũng chừng đó, hai cái ở Sài Gòn và hai cái ở thủ đô Hà Nội. Ở Sài Gòn và Hà Nội xêm xêm nhau, với mỗi cửa hàng họ đặt mỗi tháng gần 1500 lít. Tất cả đều có hầm chứa riêng, và rượu càng để lâu họ càng thích. Một… hai… ba… tổng cộng hết chúng ta có tám cái cửa hàng, và hiện vẫn chưa muốn mở rộng hệ thống phân phối thêm, vì em nói như vậy là vừa đủ. Và mỗi ngày em đều phải nấu khoảng gần 300 lít rượu Mê-Man loại một, và mỗi tháng em chỉ chiết được một vài lít rất ít loại đặc biệt để dành cho chúng ta thưởng thức. Đó là lý do vì sao chúng ta có bồn chứa khổng lồ, cột dẫn khói cao tít trên nóc nhà, chúng ta có nhiều người phụ giúp. Em nấu rượu, nấu đồ ăn và là quần áo rất giỏi – giỏi nhất trong những người nấu rượu, nấu đồ ăn và là quần áo cộng lại. Anh chăn thả gia súc, trồng trọt và đến mùa thu hoạch để bán. Trại chúng ta nằm sát bìa rừng, bốn bên là cây cối, hoa lá, cỏ kiếc. Em nói xem, còn thiếu gì nữa không nào?”

“Woa… không tệ chút nào cả. Anh nhớ rất chính xác những điều đó. Cái em muốn nói đến ở đây là chính từ những cảm xúc khi thưởng thức ấy, đã dẫn đến những đơn hàng hằng tháng đều đặn từ những gã chủ cửa hàng ấy. Anh thấy như thế không phải tuyệt sao?”, cô ấy vừa nói vừa đi về phía tôi, trên tay cầm một ly Mê-Man loại đặc biệt sóng sánh (có thể ngửi được mùi thơm nồng dịu từ khoảng cách gần đó) nhấp một ngụm vừa đủ sau đó đặt xuống chiếc bàn tròn làm bằng gỗ thông bên cạnh đang để ngoài hiên. Tóc cô ấy búi ra sau gọn gàng, đôi gò má ửng lên vì rượu, xương quai hàm cân đối, khuôn mặt thon dài vừa vặn, đôi mắt sâu và cuốn hút, dưới khoé miệng có một nốt rồi nhỏ xíu màu đen duyên dáng (mỗi lần nhìn nó, tôi chỉ muốn ngấu nghiến lấy cô ấy, nó hấp dẫn tôi dữ dội, không thể hiểu rõ). Cô ấy mặc chiếc váy ngủ màu đen hơi rộng, dài xuống ngang ống khuyển, được may bằng vải cotton trơn, dưới chân váy có một lớp ren xinh xắn viền ngang cũng màu đen. Tôi thu gọn tất cả những hình ảnh về Lê Lan và nhét vào não mình (như sợ tích tắc nữa đây tôi sẽ quên mất sạch bách không còn gì cả. Ngay cả chút mờ ảo cũng không nhớ ra). Tôi nhìn cô ấy cười và cũng nhấp một ngụm vừa đủ, rượu chảy đến đâu, người tôi ấm nóng và bừng bừng đến đó, mùi thơm, nồng đượm và chếnh choáng là những thứ tôi cảm giác được. Các giác quan trên cơ thể tôi như được bôi trơn và chuyển động sau ngụm rượu nhỏ vừa uống, đầu tôi nở ra, ấm dần và bắt sóng được bất cứ thứ gì ở bên cạnh. Tôi thấy một ánh trăng lọm khọm đang rớt xuống ngoài đồng cỏ sau trận mưa. Bầu trời lúc này đã vén bức màn u ám đi mất, lốm đốm một vài ngôi sao yếu ớt đang sáng lên ở phía đằng xa chân trời (có thể dưới những ngôi sao đó là vị trí con sông Lại đang chảy. Tôi thử hình dung xem giờ này nó đang làm gì: đang vận hành dòng chảy, hay bật công tắc cho một hành trình đã được thiết lập sẵn như vậy, rồi nó mang cái lõi của mình rời ra và bắt đầu lang thang đâu đó, tìm kiếm một cái gì đó. Cái đó ở đâu và như thế nào, chắc cái lõi của con sông ấy cũng không thể mường tượng ra nỗi). Tiếng côn trùng kêu ri rí xung quang, một cơn gió nhẹ thổi ngang qua hai chúng tôi, cảm giác sờ được cái hơi ẩm mịn màng của cơn mưa chiều lúc nãy. Mang theo cả mùi hương của cây hoa ngâu cổ thụ nằm phía trên ngọn đồi đằng sau trang trại (hoa nở trắng muốt và rụng lã chã đầy gốc sau mỗi đợt gió giật ngang qua). Mọi người trong trại đều đã đi ngủ ở phòng của mình bên kia khu nhà ở ấm áp nằm chếch theo hướng Nam. Máy móc nằm trong nhà kho, cửa chuồng gia súc cũng đã được đóng cẩn thận một tiếng đồng hồ về trước. Ngoài ra, mọi thứ còn lại đều yên lặng như tờ.

“Nói xem, anh đang suy nghĩ về điều gì vậy Héc-quyn?”, cô ấy choàng hai tay từ đằng sau lên người tôi, tay cô ấy ngoan ngoãn nằm yên trên vòm ngực cao ráo và rắn chắc của tôi – những ngón tay dài thượt và mềm mại, không sơn móng chỉ cắt tỉa gọn gàng theo kiểu tinh tế.

“Nghĩ về anh, về em, về mọi thứ xung quanh. Về cái chết nữa”

“Vậy anh nói xem. Anh có sợ cái chết không?”

“Anh không biết nữa”, tôi vuốt nhẹ cầm hai bàn tay của cô ấy âu yếm, như kiểu nâng niu một món đồ cổ quý giá.

“Anh nghĩ cũng có thể là có, cũng có thể là không”

“Có thể nghĩa là trong cái ‘không sợ chết’ ấy vẫn còn chút gì đó ‘sợ’. Và trong cái ‘sợ’ vẫn còn chút gì ‘không sợ’ sao?”

“Chắc là vậy rồi”, tôi quay lại nhìn cô ấy. Khuôn mặt cô ấy giờ đã áp vào sau vai, nghe được tiếng thở đều đều ấm nóng hắt ra bên cạnh lỗ tai.

“Còn em, Lê Lan”

“Em nghĩ về nhiều thứ, nhưng trong đó không có cái chết. Những trò chơi, nước, và sự lãng quên”

“Trò chơi, nước, sự lãng quên”

“Em không biết, như kiểu chúng đột nhiên loé lên và xoẹt ngang qua não em”, cô ấy nói thỏ thẻ như một con mèo đang nhởn nha tắm nắng buổi sớm trên mái nhà, hiên gạch hay một tường đá cũ kỹ yên tĩnh và sạch sẽ nào đó.

“Nhưng anh nghĩ chắc chúng phải có sự liên kết nào đó với nhau. Vì thường đột nhiên những thứ xuất hiện bất thình thình, nằm trong một cụm suy nghĩ, sắp ngang hàng nhau. Chắc chúng phải có sợi dây liên hệ nào đó. Em có nghĩ vậy không?”

“Em không biết nữa. Nhưng hiện giờ em không thấy có mối liên kết nào cả. Một sự tình cờ ngẫu nhiên trăm phần trăm. Chúng ở đó, như một trò ảo thuật của ai đó đang biểu diễn, còn em như kiểu không biết cách nào chúng có thể chui ra được vậy”

    Cô ấy cuối người chồm về phía trước. Ngực cô ấy lúc này tì chặt vào sau lưng tôi, tay cô ấy mân mê bờ ngực đang căng cứng của tôi, mỗi lúc thở nó lại phập phồng lên xuống đều đặn theo nhịp. Tôi có cảm giác cơ thể mình bắt đầu toả ra sức nóng và đang trồi lên từ dưới một hố sâu nào đó, như ngọn núi lửa ngùn ngụt phun trào bên trong. Tôi xoay người lại và bế thốc cô ấy ngồi hẳn lên đùi mình. Tôi vén mấy cọng tóc mai đang rỏ xuống và ngoặt nó ra phía sau vành tai nhỏ nhắn của cô ấy.

“Lúc này anh chỉ nghĩ về một thứ…”

“Có thật vậy không Héc-quyn?”

Trong mắt của cô ấy, tôi thấy mình như bị nhấn chìm và thọt thỏm xuống tận dưới đáy, nằm yên và bất động tại đó, không suy nghĩ, không làm gì được cả. Như kiểu lực bất tòng tâm, có cố gắng vùng vẫy cách mấy cũng bằng thừa. Môi chạm môi, lưỡi chúng tôi chạm nhau, và lướt qua lại nhẹ nhàng bên trong. Tay cô ấy vẫn mân mê bờ ngực của tôi, se lấy hai đầu ti của tôi một cách dịu dàng. Chiếc áo chẽn rộng thùng, thơm mùi nước xả của tôi được cô ấy cởi phăng ra và thả tuột nó xuống sàn. Tôi cảm nhận sự mơn trớn khắp cơ thể mình. Cố đẩy lưỡi mình thật sâu vào trong miệng cô ấy, như thể hút hết nước bọt đang ứa ra từ đấy. Tay tôi đảo quanh đều đôi gò ngực đang sưng lên của cô ấy, vén chiếc váy ngủ lên cao quá cổ rồi chậm rãi cởi nó ra. Chúng tôi ngừng lại một lát để thở. Tôi ngắm nhìn cơ thể cân đối đẹp đẽ của cô ấy, như một pho tượng sống bằng da bằng thịt, lồi lõm đúng chỗ và đang rần rật căng cứng lên. Tôi cởi nốt chiếc nịt vú nhỏ xíu bằng ren cũng màu đen như chẳng đủ nâng được đôi gò ngực đầy đặn và mê đắm ấy. Chúng tôi tiếp tục quấn lấy nhau, tôi hôn trên cổ, đôi vành tai và dời xuống đôi gò vú. Tôi mút lấy chúng như đang mút một que kem tan chảy giữa tiết trời mùa hè. 

Tôi có cảm giác như mọi thứ xung quanh đang thèm thuồng và quan sát lấy chúng tôi. Một tiếng đập cánh của một con chim cú, hay con gì đó tôi không rõ. Chỉ nghe “phật” một cái, rồi vụt bay đi trong đêm tối. Gió vẫn xào xạc lèn qua cây cối quanh trại và phả vào bên trong nhà mát rượi. Trăng lúc này mờ đi không còn rõ nữa, như kiểu ánh đèn dùng pin làm năng lượng để chiếu sáng, nhưng lại sắp hết pin, thu lu và đùng đục không tỏ tường được, cứ mờ mờ ảo ảo. Khung cảnh này bất giác khiến tôi gợi nhớ về một cái gì đó. Nhưng cố lắm cũng không làm sao nhớ ra cho được. Tất cả đều đã lên hình dạng, dựng sẵn âm thanh và ánh sáng. Tất cả như dồn về về một nút và chỉ cần tôi nhớ ra cái nút ấy là thứ gì thì mọi thứ ngay lập tức lai láng tuôn trào ra. Nhưng không cách nào làm gì được với cái nút ấy. Không cách nào cả.

Cái ý niệm và chút liên tưởng mơ hồ ấy nhanh chóng lướt qua khỏi đầu tôi. Tôi chậm rãi hôn lấy cô ấy, cố hít ngửi cho hết hương thơm trên người cô ấy, một mùi nước xả vải, mùi mồ hôi trộn lẫn với một mùi nước hoa dịu nhẹ thuộc loại đắt tiền và xịn xò (một chút mùi của hoa hồng, hoa nhài, gỗ đàn hương, xạ hương và vani. Quyện lại với nhau như thể một hỗn hợp đặc biệt và quý phái. Hẳn là cô ấy đã dùng một chai Chanel No.5 của hãng Chanel hay Nina Ricci L’Air du Temps của hãng Nina Ricci – Perfumista. Cũng có thể là loại nước hoa khác tôi không biết đến, vì tôi không rành rọt lắm về những thứ ấy của phụ nữ: đồ lót, nước hoa, các loại hoa tai, kẹp tóc, son môi, các kiểu tóc, quần áo, móng tay, móng chân, cách trang điểm, kẻ lông mày, mí mắt… vân vân và mây mây những thứ linh tinh như thế. Có điều nó khiến tôi nghĩ đến mấy cái tên đấy, chỉ vậy thôi). Cô ấy quàng hai tay lên cổ tôi, mắt nhắm lại, đôi lông mi khép xuống và cong nhẹ. Miệng cô ấy phát ra một vài âm thanh xa lạ nào đó của một miền khoái lạc. Tôi bế cô ấy vào trong, miệng chúng tôi vẫn dính lấy nhau. Tôi tiện thể dùng chân đá nhẹ cánh cửa gỗ đang mở cho khép lại. Tôi không muốn bất cứ thứ gì làm phiền hai vợ chồng chúng tôi, ngay cả cơn gió, ánh trăng, sao sáng hay tiếng chim kêu, chó tru ngoài kia. Một tay tôi dập công tắc, tắt bóng điện chính đang sáng bắt ngang tường ngay giữa phòng. Chỉ còn lại ánh điện của đèn ngủ leo lắt vừa đủ sáng để thấy bóng  dáng hai con người. Khi thả cô ấy xuống giường, tôi cởi nốt chiếc quần soóc mỏng tanh màu xanh có in hình lá cây của mình ra và trần truồng như nhộng. Chiếc máy hát Revox - G36 đang phát ca khúc Vương Tình Thương của Lê Trực do Khánh Ly hát trong một album của băng nhạc Nhã Ca 5 – băng nhạc vàng được bình chọn hay nhất năm 1972. Với chủ đề: Ý nhạc tình thơ

Tiếng rè rè của máy hát, tôi nghe được cả tiếng lấy hơi của ca sỹ, tiếng nhạc xập xình và tay ghi-ta bass đang solo một đoạn ở giữa. Tôi hình dung ra bàn tay đang chạy ngó của gã, luyến thoắt và nhanh nhẹn. Ở một số nốt gã dùng ngón nghề một cách điêu luyện. Gã tạo ra những hỗn hợp âm thanh lạ lẫm bằng các kỹ thuật như: vibrato, ben dây hay slide… và dùng một số hợp âm màu, ấm cúng phù hợp với nhiệp điệu và tâm tình của bài hát chứ không phải kiểu phô diễn, rồi cuối cùng phá nát cả bài hát.

Chúng tôi chìm trong tiếng nhạc mê man ấy và quấn lấy nhau suốt đêm. Trời bắt đầu chuyển mưa, ban đầu lâm thâm nhỏ giọt từng hạt sau đó ầm ầm đổ sầm xuống mái nhà, cây cối, những ngọn đồi, khu rừng già ngoài kia và gột rửa mọi thứ. Đoạn “Đời vô tình quá/ Nào thương dùm đến,/ Người người hát cười quay cuồng tìm sống,/ Đêm về là khi/ Đô thành chìm đắm/ Nhìn vào ánh đèn cần chi đêm khuya.”, tôi đã xuất ra lần thứ hai, cảm giác ấm nóng và mùi mẫn. 

    Đêm đó tổng cộng tôi xuất đến ba lần. Lần nào cũng căng trào và mạnh mẽ. Nhạc vẫn đều đều vang lên bên tai, đến bài Duyên Phận Con Gái, hai mi mắt tôi bắt đầu sụp xuống và cơn buồn ngủ ập đến ngay lập tức như nãy giờ đang chực sẵn ở đâu đó. Trong đầu tôi bỗng nhớ đến câu nói của cậu Hùng – làm cỏ vườn, khi lần đầu cho cậu nghe những loại nhạc quay xập xình trên mấy cái khối sắt thép đo tùng ì ạch này.

“nghe nhạc thế này còn sướng hơn chơi gái ông ạ”, cậu nói vẻ mặt cứ tỏ vẻ tấy máy, ngờ nghệch như đứa trẻ lần đầu được dẫn đi xem sở thú.

Tôi chỉ thắc mắc nếu cậu biết, vừa nghe nhạc như thế vừa làm chuyện ấy, thật sự là tuyệt hơn gấp triệu triệu lần.

    Đêm ấy là sinh nhật bước qua tuổi ba mươi bảy của Lê Lan, cô ấy luôn đón sinh nhật theo âm lịch vì cho rằng dương lịch khai tên tuổi, ngày tháng năm sinh không bao giờ đúng cả. Nếu theo dương lịch, sinh nhật của cô ấy phải còn gần hai tháng nữa mới tới. Còn tôi đã đón sinh nhật tuổi bốn mươi hai của mình hồi tháng trước vào ngày mười tháng Tư – một ngày đầy nắng và hơi đứng gió. Tối đó sau khi kết thúc công việc của cả trại và ăn uống nhẹ với mọi người trong khu trang trại. Hai chúng tôi cũng về phòng riêng, uống một cốc rượu Mê-Man (loại ly nhỏ), nghe bài Yesterday trên đĩa đơn cùng tên của The Beatles. Ngồi ngắm sao cho tới khuya. Sau đó leo lên giường, mở toang các cửa sổ, làm tình và quấn nhau ngủ cho tới khi trời sáng bạch vào ngày hôm sau.



Chương 3

Tên của bụi hồng. Những chuyện tầm phào.

Giếng nước và dòng chảy.


¤



Tôi tỉnh dậy lúc 5h sáng, khi chim kêu râm rả xung quanh, một vài tiếng kêu của mấy con ve sầu còn sót lại phụ hoạ thêm. Không khí của buổi sáng cuối mùa hè nơi miền quê thật sảng khoái và dễ chịu. Mặt trời đã lên từ sớm, những ánh nắng dịu nhẹ, mượt mà đã ửng lên ở một góc chân trời. Trời trong và không có chút gợn mây, sạch sẽ như ai vừa mới tẩy rửa cả một vòm trời. Trong không khí vẫn còn vương cái mùi của sương sớm và mùi mưa từ trận mưa đêm hôm qua. Tôi đứng ngoài hiên hít một hơi cho đầy phổi cái không khí trong lành ấy, duỗi thẳng người, tay chân cho dãn các khớp, sụn xương, mô mềm trong cơ thể. Tôi nhìn qua cửa sổ, Héc-quyn vẫn còn đang nằm ngủ trên giường (chưa có dấu hiệu gì tỉnh giấc, hay đã biết một ngày mới đang được bắt đầu), một tay dang rộng, một tay để dọc theo cơ thể, hơi thở vẫn đều đều lên xuống như chiếc máy hát quay kim. Tôi không biết là hôm qua anh ấy ngủ thiếp đi lúc mấy giờ. Chỉ biết là anh ấy có lẽ đã ngủ sau tôi, vì tôi mệt quá, lã ra cả người và cuộn tròn nằm trong lòng anh ấy. Gã đàn ông đang nằm trên giường đây là chồng tôi – Héc-quyn (tôi mặc nhiên cho nó là như vậy). Hai chúng tôi đêm qua đã cùng đón sinh nhật tuổi bốn mươi hai của anh ấy. Còn sinh nhật của tôi đã trôi qua cách đây hai tháng trước. Đó là một ngày đầy nắng và hơi đứng gió. Cả buổi tối chỉ vỏn vẹn ba, bốn cơn gió nhẹ xìu, mỏng tanh thổi từ trên ngọn đồi có cây ngâu cổ thụ xuống, đến phòng của chúng tôi chỉ còn lại chút hơi hơi như vừa đủ để mơn man da thịt. Đêm đó Hec-quyn nhức đầu và đi ngủ trước, “sinh nhật của anh, sao lại ra nỗi này thế nhỉ?”

“Chắc anh làm việc hơi quá sức, nên đâm ra mới thế. Có thể qua tuổi mới con người ta đã lộ rõ vẻ già yếu rồi chăng?”, tôi nói.

“Cũng có thể. Chắc anh phải ngủ trước một giấc. Như em đã nói, vậy nên đừng chấp nhất người già”, Héc-quyn cười mỉm, nốc một ngụm rượu, vòng tay ôm lấy tôi, hôn nhẹ một cái rồi leo lên giường đi ngủ. Chúng tôi không làm tình trận nào, mãi cho đến đầu sáng sớm ngày hôm sau, khi tôi còn đang ngủ thì anh ấy là người khơi mào trước.  Lân la hôn nhẹ và thế là chúng tôi quấn lấy nhau tầm hai lăm phút, sau đó nằm ôm nhau ngủ tiếp một tí nữa, dậy tắm rửa, ăn sáng với bún giò, rau cải xanh, rau diếp, uống cafe và bắt đầu công việc của mình. 

Đêm đó tôi ngủ muộn, như thể để được nhìn thấy tuổi hai mươi bảy của mình bước qua một cách thật chậm rãi. Tôi ngồi đó một mình, bên chiếc bàn tròn nhỏ ngoài hiên. Nhấm nháp từng chút vị rượu Mê-Man, loại đặc biệt (có lẽ đêm đó ly rượu Mê-Man ấy sẽ là đặc biệt nhất trong loại đặc biệt).

    Tôi không nghĩ bước sang tuổi bốn mươi hai mà anh ấy vẫn còn sung mãn đến độ. Còn sức quần tôi tận đến hai, ba lần. Lần nào cũng ồ ạt và căng cứng. Nhưng điều đó thật tốt biết bao, nghĩa là sức khoẻ anh ấy vẫn còn rất tốt, và tôi yêu những điều đó cũng như yêu cả con người đang nằm say ngủ trên giường. Nhưng có lẽ điều đó không quan trọng bằng cái cách chúng tôi gặp nhau mỗi ngày, làm việc cùng với nhau, chia sẻ với nhau những nhiệm vụ và chứng kiến những câu chuyện của nhau. Tôi luôn muốn điều đó, khao khát nó hơn bất cứ thứ gì. Nhưng rất có thể tôi không làm được điều đó, sức lực và khả năng của tôi có giới hạn. Dù rất cố gắng, nhưng bên trong anh ấy tôi không cách nào thấy mình nằm ở đó, chứng kiến những đổi thay, cách nó vận hành và nơi chốn riêng của nó.

Con người ta mặc dù họ đã bộc lộ hết ra bên ngoài, nhưng họ vẫn còn những vùng đất cô độc trơ trọi của chính họ, không ai có thể biết chính xác đó là nơi nào, không cột mốc, không biển chỉ dẫn, không nhà cửa cũng không định vị được phương hướng. Vùng đất ấy của chính họ đã tạo ra, chỉ họ mới biết nó ra làm sao, nó như thế nào, ở đó có gì. Khi họ cho phép ai đó được vào thăm thú, họ tận tình chỉ bảo và hướng dẫn, nghĩa là người đó được quyền như vậy, xứng đáng được như vậy. Bằng không, không có cách nào để một người khi họ đã không cho phép, tự ý vào mà đạt được điều mình mong muốn. Tất cả chỉ là số không, ngoài ra không còn gì khác nữa. Chỉ số không và chỉ có thế. – phải chăng đó là những điều mà cuốn sách tôi đang đọc nói đến, phải chăng giữa những con người nếu không có cùng tần số rung động, có cùng không gian và khoảng thời gian đang cuộn chảy ở bên trong, thì khó bề hiểu biết hết về nhau. Như kiểu ta đã trễ mất chuyến tàu cuối cùng, còn họ đã đi từ chuyến tàu ngày hôm trước. Ta đến một vùng thảo nguyên lạnh lẽo, khô khốc vào mùa đông, còn họ lại nhìn thấy những xanh tươi và mát mẻ của mùa xuân. Ta và họ cách nhau một khoảng thời gian chênh lệch quá lớn. Phải chăng chính dòng chảy ấy đã không thể dung nạp được nhục thể của chính ta, lẫn cái tôi ý thức của ta.

Chính vì vậy, tôi không thể nào biết Héc-quyn nghĩ gì, và những suy nghĩ trong đầu anh ấy, cái nào thuộc về tôi, cái nào dành cho tôi. Điều đó rất khó. Tôi dù cố gắng nhưng vẫn không thể nhận thấy một dấu hiệu nào của riêng mình. Tôi uống rượu Mê-Man và cũng mê man chìm vào những suy nghĩ ấy. Tôi đã có lúc cho rằng cuộc đời mình là ở vùng đất này (nếu thật sự tôi lựa chọn nó), sẽ mãi dừng lại ở nơi đây – trang trại rộng lớn này. Hằng ngày làm những công việc của tôi: nấu rượu, trồng hoa, ra vườn thăm thú, đọc sách, uống trà, chiết xuất tinh dầu từ hoa và nấu những món ăn tôi thích. Một cuộc sống như vậy thật quá bình an và tuyệt vời còn đòi hỏi gì nữa. Và đây chính là nhà tôi, đất đai của tôi (nếu thật sự tôi lựa chọn nó) bầu trời phía trên vùng đất ấy cũng là của tôi, không khí xung quanh đây cũng là của tôi. Tôi có quyền làm mọi thứ mình thích và tận hưởng nó. Tôi có người làm, tôi đối đãi với họ, lương thiện và chân thành. Không ai trong số họ coi thường, dè bĩu hay chê bai tôi. Ngược lại họ rất quý mến, cảm thông và có phần ngưỡng mộ tôi. Suy đi, nghĩ lại cuộc sống của tôi lúc này quá ư đủ đầy. Nhưng tôi vẫn luôn có cảm giác thiếu thốn và trống rỗng. Nỗi trống rỗng xuất phát từ một nơi nào đó ở bên trong tôi, ban đầu nó nhỏ xíu – tôi nhận ra sự hiện diện của nó, nhưng cứ nghĩ đó là chuyện rất bình thường (chẳng phải ai cũng có những ngày ù ù, trống rỗng và chẳng biết làm gì xuất hiện trong cuộc sống hay sao). Và tôi tuyệt nhiên nghĩ rằng cái trống rỗng bé tí xíu kia là cái loại trống rỗng vu vơ ấy, lâu lâu xuất hiện rồi cũng chốc lát lại tan biến đi ngay, thường thì một, hoặc hai ngày sau đó sẽ bốc hơi mất tăm. Và rồi tôi cũng mặc kệ để cho nó tan biến, bốc hơi đi một cách tự nhiên như mình đã suy đoán. Nhưng rồi năm ngày, một tuần, rồi một tháng cái trống rỗng vẫn nằm đấy, không hề biến mất hay suy giảm đi chút nào. Những vậy, tôi cảm giác nó còn lớn hơn, trương trương lên và phình ra thêm một vài phân. Tôi cảm nhận rõ nó như thế, vì nó nằm ngay bên trong tôi, nên những tác động dẫu là nhẹ nhất mà nó mang lại tôi vẫn dễ dàng biết được. Bằng một kiểu giác qua thứ sáu hay đại loại thuộc dạng năng lực riêng biệt nào đó có mối liên kết với bản thể của mỗi người. Tôi không biết gọi tên điều đó là gì (giống như một cái mạng nhện đang giăng mắc ra vậy, chỉ cần một sợi tơ trong hệ thống mạng nhện ấy rung nhẹ lên, thì dù ở đâu trong cái mạng nhện to lớn hơn kia bạn cũng dễ dàng phát hiện ra sự rung động ấy). Cứ vậy, trong tôi cái trống rỗng ấy dần lớn lên và không cách nào khác ngăn nó lại được. Cũng không cách nào tiết chế. Khi tôi ý thức được rằng không thể nào đùa với cái trống rỗng của bản thân mình, tôi đã đâm ra rất hoang mang, thậm chí có một chút hoảng loạn, sợ hãi vì không thể làm gì để xua đuổi nó đi được. Mỗi ngày trôi qua với tôi đều lặp đi lặp lại đến độ giống nhau như đã được lập trình sẵn. Và cảm xúc của tôi đối với những việc đó cũng giống như nhau không tăng lên, giảm xuống hay khác đi chút nào.

    Tôi luôn thức dậy lúc 5 giờ sáng (trừ những ngày có kinh nguyệt trong tháng, trong người mệt mỏi hoặc những hôm bị dị ứng với nấm. Tôi ngủ dậy muộn hơn một chút, tầm nữa tiếng đồng hồ).

Tôi bước vào buồng tắm, làm vệ sinh cá nhân, đánh răng, rửa mặt cẩn thận bằng nước âm ấm, dùng khăn mặt lau khô, dùng lược chải tóc, búi gọn lên ở phía sau. Sau đó phết một lớp kem dưỡng ẩm Lancôme Absolue L’Extrait và thoa đều nhẹ nhàng lên vùng da mặt. Thay bộ đồ ngủ của tôi đêm hôm trước. Tôi trần truồng như nhộng ngắm nhìn mình trong gương, những đường nét cơ thể, cặp vú tròn trịa đầy đặn, vùng eo, âm hộ và vòng mông, khuôn mặt, cặp mắt, đôi môi và hai cái tai trắng trẻo xinh xắn. Mọi thứ đều tràn trề, như quả sung chín mọng đậu trên cành, bất cứ con chim nào cũng muốn được ngấu nghiến ngay cái độ ngọt, chua và say như thế. Tôi chọn áo ngực loại mềm, ôm vừa và dễ chịu, quần lót cũng là loại quần mềm mại, có ren và thoáng mát. Tôi mặc chúng vào, bên ngoài khoác lên một bộ đồ khác thoải mái, nhẹ nhàng cả một ngày: quần đũi và áo sơ mi đơn giản bằng vải lụa dài tay. Sau đó tôi từ căn nhà chính của mình đi bộ qua một con đường sỏi nhỏ, hai bên trồng rất nhiều hoa hồng, đủ cái loại. Những khóm hồng cao thấp đủ cỡ, đủ màu và nở rất nhiều hoa, hương thơm dịu phảng phất trong không khí như được chính chúng thở ra. Ở một góc cuối con đường, có một bụi hồng to và cao lớn vươn vút lên phía trên, bông của chúng khi nở màu đỏ thẫm, có cảm giác mềm mại như dải lụa ai xếp lại rồi mang đặt lên trên thân cây vậy – hình như là loại hồng nhung. Tôi nghe chú Khiết bảo bụi hồng này đã gần được hai mươi năm tuổi, gốc chúng già cỗi, nhưng sức sống và độ cho bông thì không cây nào ở khoảng đất này bì kịp. Chú Khiết đã nói rằng nó có tên, có tuổi đàng hoàng như kiểu một con người bình thường. 

“Mọi vật trong trời đất này đều có linh hồn, có một số phận và cuộc đời giống như chúng ta vậy. Khóm hồng này là một thí dụ. Nhưng tuyệt nhiên những người ở trong khu trang trại rộng lớn này (kể cả những người lớn tuổi, những người đã nghỉ không còn làm cho trại nữa, những người gắn bó ở đây từ những ngày đầu khu trang trại này được thành lập cũng không hề hay biết gì về chuyện đó). Nhưng chắc chắn thân phận về khóm hồng cổ thụ này là chuyện có thật – chỉ là không ai có chút thông tin gì về nó”, chú nói. Vào một buổi sáng đang tưới nước cho cả dọc hoa hai bên – khi thấy tôi tỏ vẻ ngờ ngợ, đăm đăm nhìn khóm hồng.

    Tôi không tin đó là sự thật – mặc dù chú Khiết không cớ sự gì đi nói dối với tôi, và thái độ của chú ấy cũng chẳng có biểu hiện gì đang nói dối nhằm phớt lờ đi một sự việc nào đó. Thỉnh thoảng tôi lại gặng hỏi chú, mỗi lần như thế chú đều cười thật thà, không đá động hay nói năng gì thêm, tay vẫn miệt mài, nhìn ngắm và tỉa tót những cái lá hư, cắt bỏ những cành cây già cú đế, bị thối hay bị ong chích, sâu bọ đục khoét đến khô héo. Chú làm những việc ấy nom thật có nghệ, thanh tao và duyên dáng (như thể chú sinh ra đã là một người làm vườn giỏi nhất thế giới này vậy). Dáng người chú cao, mảnh khảnh nhưng không ốm lắm (xương xương nhìn cứng cáp và rắn rỏi). Tay trái chú đeo một chiếc đồng hồ của hãng Seiko, nhuốm màu xưa cũ nhưng mặt đồng hồ lúc nào cũng sáng, dây đeo được làm bằng thép không gỉ và thời gian luôn được chú chỉnh chạy nhanh hơn 15 phút.

“Đúng giờ không phải là đúng giờ. Sớm hơn mười phút mới là đúng giờ. Việc gì cũng vậy”, chú cười và nói – tay vẫn không thôi mân mê và ngắm nghía đống cây trái trước mặt – dường như đọc thấu được mớ bòng bong, thắc mắc về việc chỉnh giờ chạy nhanh hơn bình thường của mình.

“Chú thật sự không biết gì về thân phận của khóm hồng đó hay sao?”, tôi lái câu trả lời của chú lại. Đây là một chiêu cao tay của những người già có tuổi và tinh thông, thường dùng để cắt phăng cuộc trò chuyện nào đó mà mình không muốn (tôi nghĩ vậy). Tôi đã từng được học một khoá giao tiếp như thế thời còn học đại học trong trường. Giảng viên dạy chúng tôi là một chuyên gia về tâm lý và ý niệm khi giao tiếp của chủ thể). Chuyên môn chính của y là đón đọc tâm lý và dồn đối phương vào sự thật cuối cùng, chính vì có tài lạ lùng ấy y được mời làm cộng tác với cơ quan hình sự và các cục điều tra trên khắp cả nước. Khi có việc cần, người ta rối rít cả lên, chờ đón sự có mặt y như những con chim non háu đói, suốt ngày kêu ‘chiếp chiếp’ trong tổ. Y làm công việc đó suốt sáu năm trời. Đến khi chính thức giảng dạy thì nghỉ hẳn, không động chạm gì đến nó nữa, vì cho rằng một người không thể làm tốt quá nhiều công việc cùng một lúc. “Sẽ chẳng việc gì ra ngô ra khoai nếu cứ cố sức ôm đồm. Nếu ý thức của ta nó muốn thế. Ta bắt buộc phải tuân thủ và làm theo như thế, không thể làm trái cái ý thức bên trong được – đảo lộn nó, mọi thứ không còn là chính nó nữa”, y hùng hồn nói.

Trong một buổi học tiếp theo, y nói rằng giao tiếp cũng giống như chơi một bàn cờ. Có rất nhiều nước và thế đi. Người nắm thế chủ động là người phải đọc được suy nghĩ và nước cờ kế tiếp của đối phương. Hoặc có thể lường trước được rất nhiều nước tiếp theo và tạo ra một mê cung (đúng hơn là một cái bẫy) dồn đối phương về điểm đích mà mình muốn. Y huyên thuyên về rất nhiều học thuyết - từ cổ đại đến hiện đại. Tên những cuốn sách y đã đọc, về cấu trúc bộ não, sự hoạt động của não bộ. Ý thức dẫn đến hành động và hành động tiếp tục bắt rễ cho ý thức. Y nói lân la sang cả triết học, ký hiệu học, ám chỉ hành động và giải mã những hành động. Lúc đó tôi đương nhiên ngồi đực mặt ra, hiểu biết quái quỷ gì những thứ ấy. Y muốn nói gì thì nói, não bộ tôi hoàn toàn miễn nhiễm, không lọt vào được một xăng ti mét nào cái thứ kiến thức kia của y. Nhưng khi nói chuyện với chú Khiết về thân phận của khóm hồng, tôi có cảm giác như mình đang bị chú ấy cho vào một mê cung, không thể nào thoát ra, và dần dần đi đến ngõ cụt, cụt ngủn, phía sau lưng là bức tường dày đặc cứng ngắt. Quay sang bên trái cũng là bức tường, quay sang bên phải cũng đụng bức tường. Tôi đành ngồi thu lu đó chịu trận, não bộ tôi không nghĩ ra cách gì thoát khỏi, đành chấp nhận sự bế tắc – không biết thêm tin tức gì cả – đó chính là mục đích mà chú muốn.

“Tên của đoá hồng – ngay cả bản thân một câu chuyện, người tạo ra nó cũng không hề giải thích được hết cái ý nghĩa của nó là gì. Chỉ biết muốn đặt tên như thế. Và là như thế thôi”, chú cười, dùng kìm bấm cành, cắt một cái ‘phập’, đoạn một nhánh hồng nhỏ xíu, xù xì, không còn nhiều gai mấy, đã bị khô gần hết rơi ‘tạch’ xuống đất. Nghe như ai đó đang dùng thời gian làm mềm nó, không chút đau đớn gì.

    Bẵng đi một thời gian tôi cũng không thèm đả động gì đến những cái tò mò vớ vẩn ấy của mình nữa. Nó có tên, có tuổi hay gì đó thì mặc xác nó. Biết hay không cũng chẳng có ý nghĩa gì với tôi. Thế nhưng một mặc khác, tôi vẫn không sao ngưng nghĩ về nó. Nó cứ hiện diện trước mặt tôi, lởn vởn và tạo nên những luồng suy nghĩ, hàng đống câu hỏi mệt mỏi xuất hiện trong đầu tôi. Tôi đành chịu không hiểu thế nào, bên trong tôi có những hai cái tôi chưa thể dung hoà, ăn nhập được gì với nhau cả. Cùng lúc đó là cái trống rỗng kia ngụ ở giữa. Cả thảy chúng muốn giành giật thứ gì đó bên trong tôi.



***



    Tôi men hết con đường đến khu nhà ăn chính của khu trang trại. Dì Năm, cô Nga, chị Hạ và cậu Hùng đã dậy từ sớm, nấu nướng và chuẩn bị bữa sáng cho tất cả mọi người trong trại. Thường khi tôi đến, mọi thứ tương đối đã được bày biện ra bàn gần hết, chỉ còn thiếu một ít rau, trái cây rửa sạch đang chờ ráo nước, một ít các loại nước chấm đang pha dỡ từ chỗ cậu Hùng. Tôi xoắn tay áo, pha một ít cafe, ép nước hoa quả đủ dùng cho tất cả ngay bên cạnh một chiếc chạn lớn, được đóng từ gỗ xoan đào, có nhiều ngăn chứa và được chạm trỗ công phu. Cafe sữa dành cho tôi (thêm ít sữa, nhưng miễn làm sao vẫn còn giữ được vị đắng và thơm), Héc-quyn dùng loại đen đậm, bỏ vào một muỗng đường (chỉ duy nhất một muỗng nhỏ), chú Khiết sẽ uống loại đen đậm và không đường. Cậu Hùng và cậu Hải, cậu Thái thường vẫn dùng khẩu vị cafe sữa ngọt như nhau. Nước cam ép cho mọi người còn lại: cô Năm, chị Nga, chị Hạ, và chị Linh. Những người còn lại sau khi làm một vài công việc vặt vãnh buổi sớm cũng sẽ đến khu nhà ăn. Héc-quyn có mặt ở khu nhà ăn lúc 5 giờ 30 phút (có lẽ sau khi tôi dậy không lâu, anh ấy cũng thức dậy ngay sau đó), mặc chiếc quần kaki mềm màu nâu, áo thu đen và mang đôi giày boot loại bằng vải cũng màu đen, có dập nổi hình một khẩu súng lục nhỏ (loại gì tôi không biết) trên vành miệng giày, nhìn rất hoang dại và gợi vẻ gì đó xa xôi cho người đối diện nếu vô tình nhận ra.

    Khi mọi người đã có mặt đông đủ, một ít thức ăn còn lại lần lượt được dọn ra quanh chiếc bàn ăn dài. Hai rổ rau vừa đủ - dùng ăn sống kèm theo đặt ở giữa. Rổ trái cây ngọt lành được đặt kế đó, cafe và nước cam xếp ngay bên cạnh mỗi tô bún nóng hôi hổi đang bốc hơi của mỗi người. Chúng tôi kéo ghế và ngồi vào bàn - ăn sáng. Nói chuyện râm ran cùng lúc ngốn chỗ thức ăn của mình cho đến khi sạch bách, no căng bụng. Nội quy ngầm của cả trang trại này là thế, bữa sáng thường là bữa quan trọng nhất. Chúng tôi sẽ ăn uống thật kỹ càng, đảm bảo đủ chất để nạp đầy năng lượng, làm tiếp những công việc còn lại trong một ngày. Trong bữa sáng không ai được đá động gì đến những chuyện mà bản thân nó chính là sự thật. Ai muốn nói gì cũng được, nhưng tránh nói đến bất kỳ một ai trong trang trại này (thường là những câu chuyện vô thưởng vô phạt, hoặc không đầu không đuôi, chim bay dưới nước, cá lội trên bờ). 

Chị Hạ và chị Linh ngồi hai bên tôi, vừa đưa thức ăn vào miệng nhai, vừa nói về mẻ rượu ngày hôm qua.

 “Chỉ thu được 200 lít loại Mê-Man đủ tiêu chuẩn thôi em, đang chiết ra giữa chừng, bồn chứa bị nứt nắp miệng đất sét ở trên”, chị Hạ nói.

Tôi gật đầu vẻ đồng ý, trong khi không thật sự suy nghĩ nhiều về chuyện đó. Tự hỏi miếng thịt tái trong tô bún sẽ rất ngon nếu được ướp với rượu Mê-Man – loại đặc biệt. Chỉ cần vài giọt chắc chắn sẽ dậy mùi và thơm đáo để, không chê vào đâu được. “Hôm nào ta sẽ thử xem sao”, tôi thầm nói.

“Không sao đâu chị, 200 lít cũng không phải là quá tệ. Em sẽ cho người sửa lại chỗ đó ngay. Trong thời gian sửa mình giảm bớt số lượng lại là được”, tôi nói (phát ra tiếng) – nhưng ai sẽ sửa và sửa làm sao thì tôi không biết, cũng không hề có cái tên nào xuất hiện trong đầu lúc này.

“Một gã thanh niên bị bắt vì đã đánh một bà sồn sồn hàng xóm – dùng chai bia đánh lên đầu, khiến bà này phụt máu và bất tỉnh. Kết quả phải nhập viện khâu mười bốn mũi”, chú Khiết vừa nhai xồm xoàng vài cọng rau diếp, vừa nhịp nhịp đưa một đũa bún vào miệng. Đoạn dùng muỗng húp thêm một muỗng nước sùm sụp.

“Nhưng vì lý do gì thưa chú?”, Héc-quyn hỏi, có vẻ chú ý đến mẫu chuyện của chú Khiết, vừa thổi phù phù đũa bún đang đưa lên trước mặt, vừa chuẩn bị cho vào miệng.

“Đám cưới của gã, bà sồn sồn này là hàng xóm. Một mình mụ giành hát tất cả. Quan viên hai họ và bạn bè của cô dâu, chú rể không ai hát được đến quá hai bản. Trong khi đó, mụ hát từ đầu đến cuối, dường như đâu đó tổng bài hát lên đến số lượng gần hai mươi bài – không có con số cụ thể, nhưng gần tới mốc đó, cô MC đã nói vậy. Tay chú rể có hơi men trong người, ban đầu vì là ngày vui của gã nên gã đã ‘xuống nước’ nhẫn nhịn, kiểu như tạch lưỡi tự nói trong đầu mình cho qua ‘thôi, ngày vui của mình nên cũng không sao’. Nhưng chắc có lẽ một hai tiếng đồng hồ sau, tình trạng cứ kéo dài như vậy gã không thể cố nhịn thêm được nữa trước những lời xì xào của quan khách, nên mới ra cớ sự. Gã độp ngay một chai bia đã rỗng hết bia lên đầu mụ này. Máu tuôn ra từ trên đỉnh đầu và không ngừng lại được. Mụ bất tỉnh. Tích tắc sau cảnh sát khu vực ập đến – ai đó đã gọi đến trụ sở cảnh sát khu vực lúc sự việc vừa xảy ra. Gã bị bắt, mụ sồn sồn kia được bế lên xe và chở ngay đến bệnh viện. Tin sáng, mục Tin Tức Đó Đây – kênh FM 90,5 Mhz trên radio”, chú nói, gác đũa ngang tô bún đã hết và nhấp một ngụm cafe. Quanh miệng còn dính một vành mỏng cafe, màu đen đen nhạt nhạt nằm yên bất động trên hàng ria mép xám – bạc lẫn lộn nhau.

“Trên đời này vẫn còn những chuyện tào lao như thế sao?”, Héc-quyn hỏi.

“Một lão nông sáu mươi tuổi: Sandeep - người Canada vừa tổ chức hôn lễ lần thứ hai của mình với chú mèo đen đẹp mã có tên là Pap. Chú mèo đột ngột xuất hiện trong phòng ngủ của ông ngay sau khi người vợ quá cố của ông mất đi một tháng trước đó. Vì một ý niệm tâm linh nào đó, ông đã cho rằng đó chính là người vợ của ông, nhưng tồn tại ở một hình dạng và cảm thức khác – và ông hoàn toàn tin là như thế. ‘Chúa đã mang bà ấy trở về bên tôi một lần nữa’, trong buổi lễ ông đã nói như vậy. Có tới hơn năm mươi quan khách là bạn bè, họ hàng và những người hàng xóm tốt bụng của ông đến dự lễ cưới. Buổi lễ diễn ra tốt đẹp và không có ai bị thương hay phải bị cảnh sát khu vực bắt đi vì cô dâu là một con mèo”. Cậu Hùng chống đũa nói, như để đuổi theo cho kịp câu chuyện của chú Khiết. “Trong chuyên mục Thế Giới Chuyện Lạ”.

“Mọi thứ đều có thể xảy ra”, chú Khiết cười nhẹ nhìn Héc-quyn và kéo ghế đứng dậy. Khi đã bước ra khỏi chỗ ngồi, chú từ tốn đẩy nhẹ chiếc ghế vào vị trí ban đầu. Gọn gàng và ngay ngắn. “Ta ra vườn trước, chúc mọi người một ngày mới tốt lành. Cảm ơn vì bữa sáng. Rất ngon”.

    Tiếng muỗng khua leng keng trong tô, mọi người bắt đầu gác đũa và ngừng ăn. Bún trong tô sạch nhẵn, không có thêm câu chuyện vô thưởng vô phạt nào nữa. Dì Năm, chị Nga gom đũa, muỗng và tất cả các tô lại cho vào bồn rửa. Chị Hạ và chị Linh phụ một tay, dọn dẹp những cốc cafe, nước cam đã hết. Chị Mai dùng khăn lau, lau sạch sẽ chiếc bàn dài. Sau đó xả nước, vắt khô và lau lại một lần nữa, xong xuôi dùng chổi và dùng ky hốt rác quét dọn những mẫu vụn thức ăn, rau cỏ rơi dưới sàn. Mọi người đã đi ra ngoài và trở về công việc của họ, Héc-quyn mới đó đã không thấy lẫn đi chỗ nào – tôi không biết. 

    Tôi bước ra bục cửa, có cảm tưởng như không gian trong nhà ăn và ngoài trời bao la kia đang bị cắt ngang, xô lệch nhau ở ngay mép rìa của hai thế giới khác lạ. Đứng ở trong thế giới này bạn sẽ là một người khác, nhưng khi bước qua thế giới kia bạn lại là một người khác (bạn bắt buộc phải như thế. Bạn không có sự lựa chọn. Nó liên quan đến sinh tồn của bạn. Bạn chắc chắn phải chọn theo hướng để bạn được sinh tồn). Tôi nhìm đăm đăm chừng một phút, cho mắt mình quen với ánh sáng ngoài trời. Tôi thả chân xuống đất, đôi giày vải tiếp xúc với mặt đất tạo ra một lực nhỏ đẩy lên lòng bàn chân tôi, nghe âm ấm và có cảm giác cả cơ thể bắt đầu di chuyển, tôi rảo chân rào rạo về phía khu đồng cỏ được trồng cho lũ gia súc. Trời đã bắt đầu hanh nắng, lượng nắng dường như mỗi lúc một nhiều hơn, sức nóng cũng bắt đầu nhích lên từng chút một, theo cái nhích rúc rắc của kim đồng hồ đang quay trên tay tôi, 7 giờ đúng. – Tôi cảm nhận được, ngay cả trong những luồng gió thổi qua vẫn mang theo hơi nóng của nắng. Nhưng không đậm đặc lắm, cảm giác vẫn dễ chịu và thở được thoải mái.

    Tôi không thấy Héc-quyn đâu cả, có lẽ anh ấy vào nhà kho sữa chửa những món đồ linh tinh hư hỏng của anh ấy, hay đóng thêm vài chiếc đinh, làm thêm chỗ để treo đồ đạc được gọn gàng và ngay thẳng. Cũng có thể anh ấy đi vòng ra phía sau khu chuồng trại, để kiểm tra lũ bò sữa, xem chúng có biếng ăn hay có dấu hiệu bệnh ốm nào không – tôi nghĩ vậy. Thường tiết trời vào mùa hè, những thay đổi thất thường của các vùng cao áp ở khu vực quanh trang trại này không thật sự tốt đối với lũ gia súc, gia cầm và kể cả con người. Cơn mưa bất chợt ba hôm trước kéo theo một trận gió lớn làm quật ngã cả một cây bạch đàn loại cỡ vừa ngay cạnh phía sau khu trang trại – cạnh bìa rừng là một ví dụ. Cây bạch đàn oằn mình cố bám bộ rễ vững chắc của nó xuống mặt đất, nhưng vô ích, cơn gió lớn thốc mạnh ra từ trong khu rừng già như những cánh tay của một thế lực hùng mạnh nào đó, tóm lấy cây bạch đàn và dùng sức nhổ bật nó lên khỏi mặt đất. Xung quang là những cành nhỏ gãy vụn và nát băm. Có một tổ chim cu trên đó bị rớt xuống đất, nhưng may thay hai con chim non vừa mới chuyền cành vài ngày trước đó. “Thật may, chúng vừa rời khỏi tổ cách đây ít hôm. Có lẽ chúng liệu việc trước rồi cũng nên”. - Cậu Hùng cười và nói lại với tôi. Trong khi cùng cậu Thái, cậu Hải dùng rìu và rựa dọn sạch cái cây bạch đàn ngã đổ. Hai, ba tiếng đồng hồ sau, một cái cây cỡ vừa vẫn còn sừng sững, nguyên hình nguyên dạng lúc nãy, đã được chặt từng khúc, dựng đứng một góc cạnh nhà kho làm củi. Nhựa của chúng rỉ ra, từng chút từng chút một, đặc quánh lại dưới đất và khô khốc trông như những viên kẹo ngào đường.

    Tôi thôi ý định đi về hướng phía đồng cỏ nữa. Rảo bước chậm rãi quay về căn nhà riêng của tôi và Héc-quyn. Có lẽ tôi sẽ đọc sách một chút, ngồi ngoài hiên nắng phơi nắng, phóng tầm mắt nhìn ra xa phía đồng cỏ xanh ngắt mênh mông kia (những đồng cỏ voi tốt tươi bạt ngàn như những cánh đồng lúa. Họ trồng theo luống thẳng hàng. Buổi sáng cậu Thái sẽ kéo dây từ cái giếng nước – giếng nước được đào từ rất lâu và cũng không ai trong trại này biết nó được bao nhiêu tuổi. Quanh thành giếng là những khối đá ong to bự, xù xì lổm chổm vô số hốc lớn nhỏ trông như một tổ ong chằng chịt hệ thống mật đạo ngầm. ‘Có lẽ vì thế mà người ta gọi là đá ong’. Phía dưới giếng nước xanh ngắt và mát lạnh, nước được dẫn từ các mạch ngầm của con suối nhỏ tại đây và từ trên đỉnh đồi Hai Dú đổ xuống. Mùa khô thì ít nước nhưng đến mùa mưa con suối ngập no nê nước, màu nước đùng đục, nâu nâu lẫn lộn với màu đất, sỏi, lá cây mục từ trong rốn của khu rừng trộn vào, chảy dữ dội, nhiều đoạn chảy siết đi. Cả cái giếng được thừa hưởng nguồn nước dồi dào của con suối nên chẳng bao giờ nó cạn nước. Chiếc máy bơm được đặt trên thành giếng, bắt ngang bởi một miếng váng dày cộm, đen xì – tôi không biết tên loại gỗ đó là gì. Một cái ống nhựa dài thẳng tắp được thả xuống đáy giếng, ngập trong nước. Hệ thống dây điện, công tắc được bắt gần đó, tại một cái trụ trông giống như chiếc hộp bánh bằng gỗ chắc chắn và cứng cáp. Cả cánh đồng cỏ voi được tưới như vậy vào buổi sáng, cách hai ngày một lần. Và mỗi ngày họ thu hoạch cỏ theo số luống đủ chất lượng. Cứ như vậy luân phiên, xen kẽ nhau, lũ bò sữa, bò thịt, dê và ngựa được cho ăn vào buổi sáng sớm, sau đó chúng được thả tự do nhởn nhơ gặm nhấm thong dong ở khu đồng cỏ tự nhiên nằm ngoài rìa trang trại – riêng lũ bò sữa ở nguyên cả ngày trong chuồng, không đi đâu cả. Cuối ngày lũ bò thịt, dê, ngựa được lùa vào chuồng, ăn nhẹ tiếp một lần nữa và đi ngủ). Đến xế trưa tôi sẽ lấy đồ trong máy giặt ra mắc lên dây cho khô ráo – tôi dự định một vài công việc như thế. Nhưng không biết trình tự của chúng có gì thay đổi không, những việc như vậy vẫn thường xảy ra với tôi. Kiểu như luôn luôn bị một dòng chảy hay thứ gì đó làm gián đoạn mọi thứ mà tôi đã dự định - sắp đặt trước. Chúng bẻ ngang cái sườn ý thức và hành động của tôi, đảo lộn tất cả lên và đặt bản thân tôi vào một hoàn cảnh hoàn toàn mới, lạ lùng và không tài nào đoán trước được. Bản thân tôi trôi trên cái dòng chảy ấy, không cách nào cố để giữ mình lại được, trôi xuôi và lênh đênh theo chúng. Dù trong tôi cái ý thức mạnh mẽ đến cỡ nào, dù nó luôn vang lên rằng: “ngươi phải cố gắng, hãy động não để tìm ra cách thức thoát khỏi thực tại này”, những lời ấy cứ lặp đi, lặp lại trong não tôi. Nhưng để chuyển từ cái ý thức kia sang hành động thì tôi lại không thể làm được – nói đúng hơn không có một chút cơ sở hay vốn liếng nào để bắt đầu thay đổi thực tại mà tôi đang bị bao trùm, nhấn chìm trong đó. Cái thực tại ấy quá mạnh mẽ, quá to lớn, quá dữ dội, tôi chỉ cố gắng làm sao cho nó không nghiền nát, hoà tan và bào nhẵn tôi ra đã là một điều khó khăn, như một kỳ tích. Còn để xoay chuyển vùng dậy, tháo chạy hay lật ngược cái thực tại đang hung hãn kia tôi không có cái gì để cho phép mình tin rằng mình có thể làm được. Và sự thật là không thể, dù ý thức có dâng cao, có sáng lạng, tuôn trào đến cỡ nào. Những lúc ấy tôi biết rằng phải chấp nhận thực tại tàn khốc và tìm cách để thích nghi với chúng. Cơ may tôi sẽ vẫn có thể thay đổi chúng bằng cách thay đổi mình theo dòng chảy mà tôi đang trôi theo kia.



Chương 4

Lửa, cháy nổ và tàn tro


¤



CHÁY NỔ CÔNG TY RƯỢU VANG:

DOANH NHÂN QUÁI KIỆT  - TỬ NẠN NƠI “XỨ SỞ SƯƠNG MÙ”.

Câu chuyện dài chưa hồi kết.



(Trang 10, mục “Bên lề doanh nhân”. Báo Nhịp Sống Toàn Cầu, ngày 9 tháng Bảy)

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Theo cơ quan điều tra tại Đà Lạt, hiện vẫn chưa tìm ra nguyên nhân dẫn đến vụ cháy nổ - xưởng sản xuất rộng 10 héc-ta, bao gồm nhiều khu chiết xuất, chưng cất và ủ rượu vang. Xưởng sản xuất này nằm trên một khu gò đồi tương đối bằng phẳng cách nội ô thành phố Đà Lạt khoảng 40 phút đi xe. Bước đầu xác định thiệt hại gần như toàn bộ khu phân xưởng, khu chiết xuất và nhiều hầm ủ rượu cùng hệ thống máy móc, thiết bị nằm trong tổng khu nhà xưởng - đã bị thiêu rụi hoàn toàn. Vì khu nhà xưởng nằm ở địa thế khá xa so với nội ô thành phố, và vụ hoả hoạn xảy ra chỉ sau một ngày khi trận sạt lở đất gần khu nhà xưởng ập xuống hôm trước đó. Các lực lượng phòng cháy chữa cháy và cơ quan hỗ trợ chống cháy nổ không cách nào cho xe chạy qua vùng sạt lở do bị đất đá bồi lấp đường (vẫn chưa dọn dẹp xong). Ngọn lửa bùng cháy dữ dội bao trùm toàn bộ khu nhà xưởng. Lúc vụ hoả hoạn xảy ra, doanh nhân Nguyễn Văn___ cũng có mặt ở đó, nên đã dẫn đến cái chết đáng tiếc  và vô cùng thương tâm. 

Đầu năm nay, cả nước bất ngờ trước thông tin doanh nhân Nguyễn Văn___ chuyển hướng đầu tư sang ngành công nghiệp chế biến rượu với dự án đầu tiên là khu chế biến, chiết xuất rượu vang [Tên] mang tầm cỡ quốc tế. Theo một nguồn tin không chính thức từ những người ‘thân cận’. Dự án này có sự ‘hùn hạp’ với ông Aceline – một doanh nhân người Pháp. Là bạn thân, có nhiều năm ‘lăn lộn’ thương trường tại Việt Nam và một số nước khu vực Đông Nam Á. Chi tiết vấn đề sở hữu cổ phần, quyền lợi cũng như các trách nhiệm ràng buộc có liên quan giữa hai bên không được công bố. Chỉ sau năm tháng (sau khi hoàn tất xong các thủ tục pháp lý) khu nhà xưởng cơ bản được hoàn thiện – một điều ngạc nhiên và không mấy ai tin, nhưng đó là sự thật. Doanh nhân Nguyễn Văn ____ trước giờ vốn nổi tiếng về tốc độ và phong cách làm việc chớp nhoáng – một lần nữa được ông minh chứng qua dự án này.

Tổng thiệt hại ước tính con số lên đến hàng tỷ USD, khiến cho công ty [Tên] của ông Nguyễn Văn ____ đang khủng hoảng về mặt tài chính lại phải gánh chịu thêm một tổn thất khá nặng nề. Một số đối tác và các đơn vị nắm giữ cổ phần của công ty [Tên] đang ‘nháo nhào’ tìm cách rút lui, bán đổ bán tháo cố phiếu nhằm tránh sự thất thoát tài sản của mình (nhưng xem bề cũng không dễ dàng vì sự hứng thú và độ quan tâm của các nhà đầu tư dành cho cổ phiếu này đã không còn ‘mặn mà’ như trước nữa). Các ngân hàng cũng đã vào cuộc nhằm tịch thu tài sản thế chấp của một số công ty con thuộc quyền quản lý và sở hữu của doanh nhân Nguyễn Văn ____.


Nguyên nhân dẫn đến vụ cháy nổ kinh hoàng này vẫn đang được các cơ quan điều tra tiến hành. Bước đầu hiện vẫn chưa có thông báo hay kết luận nào cụ thể. Một số cho rằng có thể do chạm điện các thiết bị trong khu nhà xưởng. Nhưng trước mắt cần thêm các chứng cứ chắc chắn và một số lời khai của người dân địa phương sống tại khu vực này. Khả năng ‘đấu đá’ triệt tiêu đối thủ làm ăn trên thương trường cũng được các cơ quan điều tra nghĩ tới. Đây là một vụ hoả hoạn lớn, phức tạp chưa từng có trước giờ, chấn động cả giới doanh nhân trong và ngoài nước. Chúng tôi sẽ theo dõi sát sao sự việc và kịp thời đưa tin về những kết quả tiếp theo.

PV. Trần ____


Cùng ngày, những tờ báo lớn cũng đồng loạt đưa tin về vụ cháy nổ kinh hoàng và cái chết đột ngột của doanh nhân Nguyễn Văn ____. Theo bộ phận pháp y, hiện vẫn chưa thu thập được các mẫu thi thể nào còn sót lại để có thể đưa đến kết luận đó là danh tính của ông Nguyễn Văn ____ nhưng rất có thể ngọn lửa hung tàn của vụ nổ đã thiêu rụi ông thành tro, tan chảy và cháy trụi không còn sót lại gì.



***


DOANH NHÂN NGUYỄN VĂN_____

ĐIỂM CUỐI CỦA CUỘC ĐỜI



(Tờ “Doanh Nhân Buổi Sáng”, [Tiêu đề và ảnh trang nhất], bài viết chi tiết trang 15, ngày 10 tháng Bảy)




Ở tuổi 55, ông Nguyễn Văn ____ được xem là một doanh nhân năng động, đầy nhiệt huyết trên thương trường. Ông từng tốt nghiệp trường đại học Stanford về Quản trị - Kinh doanh và làm việc tại Mỹ 3 năm, trước khi quyết định về nước khởi nghiệp trong giai đoạn đất nước ‘mở cửa’ và các chính sách khuyến khích đầu tư cho doanh nghiệp được chính phủ thúc đẩy mạnh mẽ. Mạnh dạn và táo bạo trên thương trường, sự phát triển của công ty [Tên] đã đưa tên tuổi của ông nằm trong top những người có ảnh hưởng nhất trong giới doanh nhân Việt Nam.

Dự án khu phức hợp 10 héc-ta tại Đà Lạt bao gồm nhiều nhà xưởng, khu chế biến và các khu chức năng khác được ông triển khai từ đầu năm nay nhằm phát triển sang ngành công nghiệp sản xuất, chế biến rượu hướng tới xuất khẩu và hội nhập vào ‘bức tranh’ rộng lớn hơn trong ngành đồ uống có cồn của thế giới. Thực hư về chuyện một năm trở lại đây nhiều công ty của ông đang trong tình trạng thua lỗ, khủng hoảng dẫn đến tình trạng cổ phiếu xuống dốc (một số chuyên gia kinh tế cho rằng ông đang trong giai đoạn tái cơ cấu tổ chức và quy trình. Cũng như quá trình đào tạo và chuyển giao công nghệ cho các đơn vị công ty con mà mình nắm giữ chủ chốt). Nhiều người khá bất ngờ với dự án lần này của ông, đồng thời hy vọng sẽ thấy một cuộc lột xác mới. Nhưng sự việc đáng tiếc đã xảy ra cho bản thân ông - khi mọi thứ mới chỉ bắt đầu. Trước đó một ngày ông cùng tài xế riêng của mình từ Sài Gòn đi bằng con xe Mercedes-Benz W208 lên khu dự án ở Đà Lạt và dự định ở lại đó coi ngó, kiểm tra cũng như giải quyết những vấn đề khác thêm một vài ngày nữa rồi mới trở lại Sài Gòn.

Ông khá kín tiếng về đời tư cũng như cuộc sống gia đình. Nhưng theo nhiều bạn bè, đối tác thân quen trong làm ăn thì ông sống khá hạnh phúc, vui vẻ với người vợ trẻ 35 tuổi – có gia đình là người gốc Gia Định xưa, cùng một cô con gái xinh xắn đang học bậc tiểu học tại một trường quốc tế trong thành phố. Ông có thói quen uống trà và cafe tại quán “CHẠM COFFEE” vào mỗi sáng trước khi đến công ty làm việc (quán cafe ngoài trời, quay mặt ra bờ sông Sài Gòn, không khí trong lành mát mẻ gần trụ sở chính của công ty ông). Ông được đánh giá là người giản dị, sâu sắc và khá nhạy bén trong chuyện làm ăn, ít khi thấy ông trực tiếp xuất hiện trước giới truyền thông và cánh báo chí. Ông có thú vui chơi bonsai và đam mê sưu tầm sách cổ. Cái chết đột ngột của ông kéo theo rất nhiều hệ luỵ về các vấn đề khác. Tài sản cá nhân, cổ phiếu và lượng cổ phần của ông hiện đang nắm giữ trong nhiều công ty con sẽ được xử lý ra sao? Như thế nào? Là một bài toán lớn. Cùng với sự tiếc nối của bạn bè, họ lại lo rằng liệu sau ông còn ai đủ khả năng để lãnh đạo các công ty này vượt qua giai đoạn khó khăn, đi lên từ vũng lầy. Hay cũng như ông tất cả sẽ dần dần chìm xuống đến khi biến mất hoàn toàn không dấu vết.

Điểm cuối của cuộc đời ông đã dừng lại, như những quyển sách cổ cũ kỹ. Đến lúc ông được trở về với cát bụi, tro tàn. Hiện vẫn chưa có thông tin gì từ phía người thân và gia đình về vấn đề tang lễ cũng như hậu sự của ông. 

Xin dành cho ông một lời chia tay mặc niệm tốt lành nhất với cuộc đời này.


PV An __




Chương 5





Một ngày của tôi thường quanh quẩn những chuỗi thời gian nhàn nhã và thê lê. Tôi có dư thời gian để làm bất cứ việc gì mình muốn. Bao nhiêu cũng được, tôi thấy thời gian chảy qua chảy lại bên cạnh mình, tôi không sờ được nó nhưng có thể nghe thấy nó thở mồn một quanh mình, có lúc còn cảm tưởng như tiếng đập thình thịch của thời gian, rõ ràng và sống động không khác gì một sinh vật đang sống. Nó cũng có thể ăn, uống, ngủ nghỉ hệt như bất kỳ sinh vật nào. Nó nuốt chửng mọi thứ vào cái dạ dày to lớn vô hạn của mình, thở ra những hơi thở đủ mùi vị. Nó thở ra sự sống, tuổi trẻ, sức khoẻ, cái chết, sự lãng quên… vân vân và mây mây những thứ nó thích. Và nó ban phát những thứ ấy cho bất kỳ ai cần đến, không đòi hỏi sự hồi đáp, không ca thán hay trách cứ lời nào. Nó đại diện cho một thứ sức mạnh vô hình và mênh mông rộng lớn. Cũng đầy sự vị tha và bao dung. Nếu có thứ gì vĩ đại hơn nó – cũng chỉ có thể là nó mà thôi.

Tôi nghe thời gian một ngày của mình trôi như vậy. Thậm chí có những hôm không làm gì ngoài việc nhìn thời gian trôi đi từng chút một cho đến khi cơn buồn ngủ kéo đến hút tôi vào cái hố của giấc ngủ và bật trở dậy vào sáng ngày hôm sau, như cái cây đang mọc mầm lú đầu lên khỏi mặt đất.



***



Chú Khiết đang dùng chiếc xẻng nhỏ (loại làm vườn) lụi cụi đào mấy cái lỗ nhỏ, bên cạnh là một chiếc bịch đen thui đựng thứ gì trong đó (tôi không biết). Chiếc xe cút kít cũng được để ngay cạnh đó. Khi tôi đi lại gần đến nơi mới thấy trong miệng xe là mấy bụi hoa đồng tiền chất chồng nằm lớp lang lên nhau.

“Chú định trồng thêm hoa đồng tiền hả?”, tôi hỏi.

“Phải. Trồng thêm vài bụi đồng tiền, đến mùa xuân năm nay nó nở ra sẽ thật đẹp biết bao. Góc này hai bên đường đi toàn là hoa hồng, nhấn nhá thêm mấy bụi đồng tiền gần chỗ phòng cô cậu cũng không đến nỗi tệ. Cô có thấy vậy không?”

“Đương nhiên rồi, thêm hoa thì thêm đẹp thôi. Với lại ngắm hoài một thứ gì đó cũng chán mà, khác lạ một xíu cũng hay”

“Như ăn hoài một món, hay làm hoài một công việc nào đó ấy hả?”

“Con nghĩ có lẽ cũng giống vậy”

Chú thả một bụi đồng tiền xuống, cẩn thận bốc lấy một nhúm phân trong cái bịch đen,  rải một ít lên bộ rễ rồi sau đó nhẹ nhành lấp chỗ đất lúc nãy xuống. Đoạn chú dừng lại, quay sang nhìn tôi, ngưng nghỉ một lát như để tìm từ thích hợp đang vương vãi ngoài không khí.

“Cô Lan này. Già này thật sự rất lấy làm cảm ơn cô. Già nói thật, không ai có thể làm như cô được đâu – chí ít là đến thời điểm hiện tại”

“Chuyện có gì mà chú phải cảm ơn. Vả lại con không làm việc này vì ai cả. Vì chính con mà thôi. Điều đó cũng chưa hẳn có quá nhiều ý nghĩa với mọi người ở đây. Đó là sự lựa chọn cá nhân, dù như thế nào đi chăng nữa, mọi thứ bây giờ cũng đã quá muộn – nếu muốn thay đổi. Chú hiểu ý con không?”

“Già biết, đó là một sự ràng buộc khó khăn cho cô. Nhưng đối với già và mọi người ở đây nó thật sự rất có ý nghĩa chứ không phải là ‘chưa hẳn’ đâu. Có thể ngay lúc này cô không nhận ra, nhưng dù sao thật lòng mà nói tôi vẫn muốn cô biết rằng chúng tôi (những người ở đây) đã thừa nhận một ân huệ đến từ cô. Mong cô hiểu điều đó. Đó là những gì tôi muốn nói”

“Sự ép buộc là đúng hơn ‘ràng buộc’ – đối với bản thân con. Nhưng dù sao cũng không quá nặng nề, con đã quen với những chuyện như thế này rồi (từ trước đến giờ), nên có lẽ tạm thời bên trong con mọi thứ sẽ vẫn ổn”

“Già biết là rất khó khăn đối với cô. Cũng không thể hiểu được hết những gì cô đang trải qua. Trước cô đã có rất nhiều người tới đây, nhưng không ai chịu được quá một tuần. Mặc dù trong khoảng thời gian đó ở đây không xảy ra bất cứ chuyện gì (đến mức nghiêm trọng), nhưng không ai tới đây lại có thể chịu đựng lâu hơn. Già không biết lý do, nhưng một phần có thể đoán được. Rất khó cho những ai chịu bó buộc cuộc đời của họ đứng yên một chỗ ở đây. Kiểu như một cái ao tù đọng nước ấy, trơ trọi không tìm được sự liên kết nào với những dòng chảy khác. Mùa hạn đến thì khô khốc, mùa mưa thì có nước (nhiều hay ít tuỳ vào lượng mưa mỗi năm), rồi lại khô khơ khô khốc vào mùa hạn ngay sau đó. Đất nức nẻ, vênh lên thành từng lớp giòn rụm, bạc thếch, chỉ cần thứ gì đó chạm nhẹ vào là lập tức vỡ vụn rôm rốp hết ra. Dần dần mọi thứ trong cái ao đó sẽ chết đi (rong rêu, những sinh vật phù du hay những loài sinh vật ấu trùng bé xíu khác) không thứ gì sống được cả. Và ngay bản thân cái ao cũng sẽ chết đi, người ta sẽ không nhắc đến cái ao nữa, vì nó đã không còn nước nên không còn được gọi là ‘cái ao’. Bản thân ‘cái ao’ sẽ bị lãng quên, bị lãng quên cho đến lúc nó thực sự không còn hiện diện trong trí nhớ của người ta nữa”, chú dùng tay chỉ chỉ lên thái dương “ở đây này”. Chú nói tiếp.

“Thoạt đầu ai cũng cảm tưởng ở một nơi như thế này sẽ rất tuyệt vời. Rộng lớn, mênh mông và bao la trời đất, những đồng cỏ tít tắp chạy dài, bốn bề cây cối và khu rừng bạt ngàn bao quanh. Có suối, có mây trời, có nắng, có gió, có chim chóc, lũ gia súc, gia cầm và có cả con người. Nhưng tất cả chúng gộp lại cũng không thể đánh bại được một thứ. Cô biết đó là thứ gì không?”, ông nhìn tôi, miệng hơi cong lên, đôi gò má nhăn nheo và hai con mắt với đuôi mắt gấp nếp tạo thành một đường kéo dài trông đẹp đẽ và có sức hút của nhiều năm tháng đóng thành lớp nằm trên đó. Tôi không trả lời chỉ gật đầu im lặng.

“Đó chính là sự cô đơn. Không một ai chịu nổi sự cô đơn ở đây – trừ những người đang ở đây. Nơi này như một thế giới biệt lập với bên ngoài, một thế giới chỉ dành cho những người cô đơn cùng cực. Một thế giới mà sẽ bào mòn và giết chết những con người ồn ào và náo nhiệt (thuộc về thế giới khác) ở ngoài kia. Nói vậy không có nghĩa là chúng tôi ở đây quanh năm yên tĩnh theo nghĩa thực tại đâu. Chúng tôi vẫn có những buổi tối ngồi bên lò sưởi, ăn thịt nướng, uống rượu Mê-Man, nghe cậu Héc-quyn chơi ghi-ta mộc, hay nghe những bài hát yêu thích của chúng tôi trong những chiếc máy hát – có một đĩa nhạc tôi rất thích mua được từ hồi đi sưu tầm, lùng sục băng đĩa và đầu máy hát với cậu Héc-quyn ở tận bên Campuchia. Đĩa gì ấy nhỉ? Tôi quên mất tên rồi.  Nhưng cái ồn ào, náo nhiệt ấy của chúng tôi vẫn không phải là thứ mà những người ở thế giới ngoài kia họ cần. Họ có thể hưởng ứng nhưng thật sự họ không thấy nó thuộc về họ. Kiểu như chúng tôi là một thế giới lạ lẫm đối với những người ấy. Như trong mấy câu chuyện cổ tích dành cho tụi con nít ấy, khi ai đó lạc vào một vương quốc nào đó không mấy tốt đẹp, họ thường sợ hãi và cố tìm cách để thoát ra - tôi không biết diễn tả ra làm sao, nhưng nó là như vậy đấy.

    Ở đây ai làm công viêc người nấy, thời gian chỉ như là tiếng chuông để báo hiệu những sự kiện diễn ra trong một ngày. Chỉ có một nhiệm vụ duy nhất như vậy thôi. Ngoài ra thời gian ở đây cũng không có thêm ý nghĩa gì khác. Chúng tôi ăn đúng giờ, uống đúng giờ, làm việc đúng giờ, làm đúng công việc của mình, tắt đèn đi ngủ đúng giờ và sáng hôm sau thức dậy đúng giờ, tiếp tục cái vòng quay như vậy thêm một ngày nữa. Một tuần đúng giờ, một tháng đúng giờ, một năm đúng giờ và đã rất nhiều năm đúng giờ như vậy diễn ra tại nơi đây. Có khác chăng mùa hè chúng tôi lấy ánh nắng mặt trời làm mốc, mùa thu chúng tôi nhìn mây trời, đám cây rừng làm dấu hiệu, mùa đông chúng tôi nhìn những cơn gió thốc lạnh lẽo, những con chim di cư từ đâu bay về và màu xuân đến chúng tôi nhìn những đồng hoa dại nở và nghe tiếng suối chảy réo rắt. Lâu lâu sẽ có xe từ ngoài thị trấn tới chở những thứ đã thu hoạch ở đây đi: rau củ, gia cầm và lũ gia súc bán thịt. Cả những chiếc xe thu mua sữ bò và xe thu mua rượu nữa. Chúng tôi làm những công việc ấy rất giỏi. Chỉ cần nhớ số lượng, số lít sữa, số can rượu, số kí-lô và ghi nó vào một tờ giấy. Sau đó cậu Hải sẽ gọi điện đọc đúng những con số trên tờ giấy ấy cho một người nào đó (chúng tôi không biết mặt bao giờ). Người đó sẽ tự tính toán chuyện tiền nong với những đơn vị thu mua. Chúng tôi cần gì cũng sẽ gọi cho người không biết mặt ấy nói những thứ mà chúng tôi cần và ngay ngày hôm sau sẽ có xe chở tất cả những thứ ấy đến đây. Chúng tôi chỉ việc bưng bê vào và sử dụng chúng. Chúng tôi sống như vậy mà không một ai ca thán điều gì cả. Có thể cô sẽ hỏi tại sao chúng tôi không rời đi – khi đã tự vượt qua được chính mình, tìm đến một nơi nào khác để sống một cuộc đời thú vị hơn cho bản thân”

“Có lúc con cũng đã hỏi như vậy”, tôi nói. Hai chúng tôi đi một đoạn nhỏ vào hiên thềm trước ngôi nhà riêng của tôi, chú Khiết ngơi công việc lại, tháo hai bao tay ra đặt xuống cạnh dưới chân. “Cô cho già này xin một cốc nước lọc được không?”, chú nói và nhìn tôi cười, trong đôi mắt thấy được cả tia nắng ban trưa đang hắt vào.

“Chú đợi con một lát”, tôi bước trong nhà, mở cửa tủ lạnh và rót lấy một cốc nước, mang kèm theo một lon tiger và đem ra ngoài, “chú muốn dùng bia cứ tự nhiên. Đừng ngại”, tôi cười, nheo mắt nhìn chú như bảo rằng không có gì đâu, trưa nắng, làm một hớp bia sẽ tuyệt hơn.

“Ồ, thế thì tuyệt quá…”, chú cười hà hà sảng khoái, bật nắp và chiêu một ngụm bia, cục hầu to gộ giật giật lên xuống, có cảm tưởng như cái pít-tông thuỷ lực đang chuyển động bên trong một cỗ máy chạy bằng hơi nước. Đoạn chú nói tiếp.

“Như lúc nãy già đã nói với cô, về cơ bản những người ở đây và thế giới bên ngoài kia thật sự là hai mặt đối nhau của một đồng tiền xu. Mặc dù khi đã tự vượt qua được chính mình – về bản chất là mọi thứ trở lại bình thường thì chúng tôi (những người ở đây) cũng không dám mạo hiểm để rời khỏi nơi này mà bước ra thế giới ngoài kia. Chúng tôi đã quá quen với thế giới của mình – sống ở đây. Và không cần thiết phải đánh cược chính bản thân mình để tìm kiếm thứ gì khác. Như kiểu nếu phải ngồi trong bóng tối quá lâu, khi đột ngột có ánh sáng rọi vào, mắt ta sẽ không thể thấy rõ được mọi thứ ở trước mặt, cả cơ thể ta cũng trở nên lạ lẫm với chính ta. Ta không còn biết mình muốn gì, không nghe được mình nói gì. Tất cả sẽ trở nên đảo lộn trật tự và bỗng chốc ta lại rơi vào tình trạng tệ hại hơn trước nữa. Ta phải mất một khoảng thời gian để làm quen trở lại. Nhưng phần lớn chúng tôi ở đây hoặc những người đã tới đây đều không ai biết được phải mất bao lâu để làm quen với thế giới ngoài kia (nếu đã tự vượt qua được chính mình và chấp nhận bước ra, hoà vào cái thế giới mà lúc trước đã đẩy họ vào đây). Có thể một năm, hai năm, năm năm, mười năm, thậm chí đến lúc chết đi ở một góc xó xỉnh hiu quạnh nào đó không ai biết đến, chúng tôi có thể vẫn chưa hoà nhập được vào cái thế giới ấy. Chúng tôi không giống với những người như cô đâu cô Lan à. Chúng tôi trong cái nhục thể, bản chất của chúng tôi đã là thứ gì đó méo mó, không vẹn nguyên rồi. Từ lúc còn là bào thai, cho đến lúc sinh ra. Cũng có những người thoạt đầu họ giống như cô, giống như những người ở cái thế giới kia (thế giới không thuộc về chúng tôi ấy), họ sống rất êm ả, nhưng rồi đến một lúc nào đó, một độ tuổi nào đó, hay họ bị một cú sốc nào đó ập đến đánh bật họ và cái bản chất thật sự của họ lại trỗi dậy, họ trở thành những người thuộc về thế giới của họ như thế này đây. Cái bản chất ấy bên trong họ đã chờ đợi rất lâu, để có cơ hội được làm chính nó. Cho nên một khi đã thành hình thành dạng thì rất khó để mất đi – hầu như là không thể”

   Chú ngưng lại một hồi không nói gì thêm nữa, chiêu thêm một ngụm bia và nghĩ ngợi gì đó. Cả bầu trời trên cao sạch bong, sáng sủa, nắng rải từng lớp phủ xuống khu đồng cỏ ở ngoài xa. Một đám mây không rõ hình dạng treo hờ phía trên đầu lũ gia súc đang nhởn nhơ thong dong ngoài khu đồng cỏ hoang kéo dài. Tiếng ‘quick… qui’ của một con chim đang phát ra ở gần đâu đó. Chú Khiết đặt lon bia xuống, cầm lấy đôi bao tay rồi đứng dậy.

“Xin lỗi vì nói những chuyện dông dài với cô. Phiền cô cất lon bia còn dở vào tủ lạnh giúp tôi. Cần gì, cô cứ nói với tôi một tiếng. Già này rất sẵn lòng được giúp gì đó cho cô”. Ông bước đi ngay sau đó, bỏ lại cái gì lơ lửng ở đâu đây. Tiếng giày gõ lên mặt sỏi sột soạt theo cái bóng đổ dài thậm thượt của ông, mỗi lúc nhỏ dần, nhỏ dần và mất hút vào khoảng không đặc quánh nặng nề - có hoặc không ông vừa là ông, vừa là một người nào đó khác ông. Tôi có lẽ đang thấy được – đó là điều ngắn gọn nhất ông muốn nói với tôi.



***

Tôi cầm lon bia uống dở của ông lên lắc lắc và lường thử độ nặng của nó còn được bao nhiêu. Ông đã uống một nữa, tôi nghĩ vậy hoặc chí ít cũng tầm tầm cỡ đó. Tôi đi vào trong nhà, đặt lon bia vào ngăn mát, đóng cửa tủ lạnh, đi lên phòng của mình trên tầng một. Căn phòng vừa phải, sạch sẽ và tinh tươm – sáu, hoặc bảy mươi mét vuông. Một chiếc giường ngủ đủ rộng, tủ treo quần áo với nhiều móc gỗ. Bên hông là phòng tắm riêng, có cánh cửa bằng gỗ màu nâu, trên cửa triện một vài hoạ tiết kỳ lạ - cây hoa hồng mọc ngược, phơi bộ rễ lên trên mặt đất, không có lá, chỉ có hoa vẫn nở. Cạnh đó là một hình hoạ gì không ra hình ra dáng, mờ mờ, mông lung và không thể đoán được. Một chiếc bàn làm việc lớn (hoặc người ta đóng nó vì mục đích tương tự như vậy) đặt cạnh một cái tủ đựng nhiều đồ linh tinh: giấy trắng, vài cuốn sổ, bút viết, một số đĩa nhạc, một giá sách được đóng ngang tường, nằm phía trên bàn làm việc – nhiều thể loại. Tất cả đều được xếp gọn gàng đúng trật tự không lệch một li, có cảm tưởng như bản thân chúng tự biết vị trí của mình, hễ ai đó lôi chúng ra khỏi, chúng sẽ tự động quay về y hệt chỗ cũ – chuẩn xác như một chiếc thước ngắm. Một chiếc bàn đọc sách đặt cạnh cửa sổ, hướng ra phía ngoài. Trên bàn có một chiếc máy hát Akai - GX 266D, bên cạnh là chiếc amly Pioneer SA 7800ii (vẻ cũ kỹ, không rõ đã có ở đây từ khi nào) nhưng vẫn còn hoạt động được – khả năng cao là vậy, một lọ hoa thuỷ tinh cổ cao, có vài nhành hoa dại nhỏ xíu màu trắng, mùi thơm dễ chịu. Rèm cửa sau màu kem nhẹ nhàng và dịu mắt hướng ra ngoài ban công. Bước ra là ban công nhỏ đủ để hai người ngồi nói chuyện, uống trà hoặc làm gì đó tuỳ thích bên chiếc bàn nhỏ, hai chiếc ghế cũng nhỏ… và tất cả đều bằng gỗ được đóng, đục đẽo tinh tế. Cả phòng có một bóng đèn dài được bắt ngay tường cạnh chiếc bàn làm việc và một chiếc đèn ngủ loại nhỏ, ngay cạnh đầu giường, một chiếc máy điều hoà gần cửa sổ phía bàn đọc sách. Một chiếc đồng hồ quả lắc, nằm trên tường phía cuối giường. Mọi thứ trông vừa vặn, không có lấy chi tiết nào thừa thải.



***



Tôi xuống dưới tầng trệt, ngang qua bếp nấu, tiến đến chỗ cái tủ lạnh, mở cửa và lấy cốc, rót một cốc nước táo ép. Đóng cửa lại và mang lên phòng của mình. Tôi vừa đi vừa tợp một ngụm nhỏ. Sau đó đặt nó trên bàn đọc sách, ngó nghiêng qua chỗ giá sách và chồng đĩa nhạc. Những cuốn sách dày cộm, màu giấy đã ố vàng, nhưng trông rất ngay ngắn – được giữ gìn rất cẩn thận. Tôi lướt sang chồng đĩa nhạc, một vài đĩa nhạc nước ngoài thập niên 80, 90, còn lại phần lớn là nhạc trữ tình, nhạc vàng trong nước của các danh ca: Khánh Ly, Thanh Thuý, Thanh Tuyền, Chế Linh, Duy Khánh, và một số cái tên khác tôi không biết đến: Băng Châu, Hương Lan, Giao Linh, Thanh Lan, Phương Dung, Lệ Thu… hầu hết đều trước năm 1975, được xếp chồng lên nhau cẩn thận. Trong đó có một bộ đĩa “Sơn Ca” – được đánh số từ Sơn Ca 1, đến Sơn Ca 11.

    Tôi đặt lưng xuống giường, cứ nằm vậy và nhìn trân trân lên trần nhà, cả căn phòng im lìm không phát ra một tiếng động, lắng tai nghe kỹ lắm mới phát hiện tiếng “tích… tắc” của kim đồng hồ đang nhảy, tiếng động ấy trồi lên trên nền của sự im lặng, rõ ràng và đều đặn. Tiếng máy điều hoà kêu ro ro như một cái cưa lâu ngày bị gỉ sét đang tìm cách len vào từng thớ gỗ. Tấm rèm cửa phất phới nhẹ nhàng – như có một cơn gió lùa vào phòng theo một khe hỡ nào đó của mấy cánh cửa. Tôi lấy một miếng vải nhỏ trong tủ quần áo, lau nhẹ chiếc đầu máy akai và dàn amply, tôi lau từng chi tiết một cách cẩn trọng, từ từ cho đến khi sạch sẽ - nhìn chúng với lúc nãy như hai khuôn mặt của hai người đến từ hai thế giới khác nhau. Sau đó tôi lấy một đĩa Sơn Ca 8, tựa đề đầy đủ “Tiếng Hát SƠN CA (Sơn Ca 8)” nhưng tôi không biết cách làm thế nào để mở được nó.Tôi đi xuống nhà tìm chú Khiết, hy vọng chú vẫn còn còn lẩn quẩn đâu đó ngoài vườn – chắc chú ấy sẽ biết cách sử dụng chiếc máy hát đó. Vừa đi xuống, từ xa tôi trông thấy chú Khiết, ông vẫn đang lụi cụi trồng mấy bụi hoa đồng tiền. Công việc dường như cũng đã sắp xong.

“Chú có bận thêm việc gì nữa không?”, - tôi hỏi. Đoạn chú ngừng tay lại quay sang nhìn tôi với vẻ không hiểu chuyện gì.

“Cô có chuyện gì sao cô Lan?”, - chú hỏi.

“À, cũng không có chuyện gì quan trọng lắm. Chỉ là con thấy chiếc máy hát ở trong phòng rất thú vị, nhưng lại không biết cách sử dụng nó. Chú có thể giúp con không?”

“Chà… cô làm tôi bất ngờ đấy. Chiếc máy hát đó đã lâu lắm rồi không có người sử dụng, nhưng  tôi nghĩ nó vẫn còn hoạt động tốt”, - chú cười, “cô đợi tôi một lát”

“Vâng, chú cứ làm đi cho xong đi, con cũng không gấp gáp lắm”


Chú lấp đầy miệng một bụi hoa đồng tiền nữa, sau đó dùng bình bơm tưới đều hết một loạt. Chú tháo bao tay, rửa tay và mặt mày sạch sẽ tại một vòi nước gần đó. Hai chúng tôi đi lên phòng, tôi đưa cho chú một chiếc khăn lau tay bằng vải bông mềm và sạch nhẵn. Chú lau khô tay mình sau đó nhìn tôi và chỉ vào chiếc máy hát:


“Cô đã làm sạch chúng sao?”, - chú hỏi với vẻ ngạc nhiên.

“Vâng, cháu chỉ tiện tay thôi, sạch sẽ một chút cũng không phải điều gì không tốt”, - tôi nói, “chú mở giúp con chiếc đĩa này”, - tôi đưa cho chú chiếc đĩa Sơn Ca 8.

Chú gật đầu, sau đó cắm điện từ đầu máy vào ổ điện, lấy chiếc đĩa lắp vào đầu máy, chỉnh chỉnh một vài nút gì đó, cuối cùng chú bật nút nguồn. “Chờ thử xem nào”, - chú nói.

Tôi và chú im lặng một lát như để lắng nghe xem thứ gì sẽ phát ra đầu tiên từ chiếc máy cũ kỹ đó, những cái kim nhỏ xíu màu đỏ nhảy lên nhảy xuống, chiếc đĩa bắt đầu quay ngay tức thì và một vài âm thanh sột soạt bắt đầu vang lên. Đầu tiên là tiếng ù ù nghe đậm đặc, sau đó một hồi trống báo, ‘cheng’, rồi kế tiếp hai hồi ‘te te tè té te’ nối theo, mọi thứ đang dần bước đều như một đoàn lính đang hành quân trên đường đi đánh trân – tôi cảm tuongr như vậy. 

“Sơn Ca, Sơn Ca, Sơn Ca… Sơn Ca”, - cô ca sĩ trong đĩa hát. 

“Hân hạnh giới thiệu một chương trình ca nhạc đặc biệt ‘Sơn Ca số 8’, với tiếng hát  ca sĩ ‘Sơn Ca’ qua những nhạc phẩm lừng danh chọn lọc được giới yêu nhạc ưa thích. Đây là lần đầu tiên tiếng hát ‘Sơn Ca’ đích thực ra mắt cùng giới mến mộ trong một chương trình chọn lọc mang một sắc thái riêng biệt. ‘Sơn Ca’ hay tiếng hát của cô sinh viên ca sĩ chợt đến như một vì sao chói loà trên vòm trời ca nhạc. Bây giờ cùng với sự đua tài của ba dàn nhạc danh tiếng nhất thủ đô. Xin mời quý vị nghe tiếng hát tình tự của ‘Sơn Ca’…”, - lời người dẫn chương trình nói.

“Vẫn còn hay”, - chú Khiết nói. “Cũng dễ sử dụng lắm, cô cứ làm thế này, thế này, rồi mở cái nút này”, - chú vừa nói vừa chỉ chỉ vào mấy bộ phận trên máy. Tôi hoàn toàn không thể tập trung vào lời nói của chú mấy. Tôi đang nương theo lời bài hát trong chiếc máy phát ra. Thấy vẻ mơ hồ, say say của tôi, chú Khiết nhìn chằm chằm một lát và mỉm cười nhẹ.

“À, trưa nay chú nói giúp với dì Năm con sẽ không ăn trưa ở nhà ăn nhé. Đừng đợi con!”, - tôi nói.

“Không sao, tôi cũng nghĩ vậy”, - chú cười nhìn tôi thêm lần nữa. “Khi nào đói cô ăn sau, tôi sẽ bảo bà Năm chừa phần ăn lại cho cô”. Đoạn chú nói và đi nhẹ ra khỏi phòng, khép cửa lại, tiếng giày nhỏ dần rồi im bặt. Tôi kéo rèm cửa sang hai bên, mở hờ hai cánh cửa sở bên hông bàn đọc sách ra. Ánh nắng nhảy nhót từ ban công lẻn vào mấp mép bục cửa, hắt một thứ ánh sáng ấm áp như từ một thế giới khác mang vào cả căn phòng. Tôi lấy hai chiếc gối và chiếc chăn trên giường trải dưới sàn, cứ vậy nằm thong dong nghe cô ca sĩ Sơn Ca trong đĩa hát.

Những giai điệu trong đĩa nhạc bắt đầu chảy ra từ chiếc máy hát. Ca từ lộc cộc kèm theo những âm thanh từ dàn nhạc thật đến nỗi tôi nghĩ là mình đang đứng rất gần quan sát một band nhạc biểu diễn vào một ngày đẹp trời và có gió nhẹ. Tôi nằm đó lơ lửng và nghe mọi thứ ở bên trong mình đánh nhịp, xáo trộn, nhảy múa hẳn lên.


Những lúc như thế tôi luôn tự hỏi: Tôi là ai?


Đăng nhận xét

0 Nhận xét