Harry Emerson Fosdick từng
nói “Liberty is always dangerous, but it is the safest thing we have” - Tự do luôn luôn nguy hiểm, nhưng nó là thứ an toàn nhất mà ta có.
Matthew Crawford, một
triết gia lỗi lạc kiêm thợ sửa xe mô tô, cũng từng bộc bạch: “Khi tôi chết nhớ
đừng chôn tôi với chiếc ipad”, ông là một người đã từng đấu tranh với chính
mình, từ bỏ cuộc sống nơi công sở thường nhật để theo đuổi nghề thợ sửa xe mô
tô. Ở đó có sự tự do, có cuộc sống mà ông yêu thích, nhưng nó cũng đồng nghĩa với
việc đón nhận nhiều thử thách và khó khăn mới.
Đâu
là điều quan trọng?
Có rất nhiều người bạn tôi từng biết, lâu lâu lại
hay than vãn rằng: “Tại sao bản thân mình lại ra thế này?”
Tôi
hỏi: Thế này là thế nào?
Trả
lời: Tẻ nhạt, ngày nào cũng như ngày nào. Sáng bảnh mắt dậy đi
làm. Chiều về tắm rửa, cơm nước, ôm điện thoại đánh liên quân, lướt YouTube xem
tào lao. Đến giờ đi ngủ. Hết. Hôm sau lại tiếp tục một chuỗi ngày mới như thế.
Cả con đường chỉ gói gọn từ nhà đến cơ quan, ghé quán café.
Tôi
hỏi: Vậy có thích cuộc sống như thế không?
Trả
lời: Chán tới cổ
Tôi
hỏi: Vậy sao không thay đổi đi! Thử tìm công việc khác, theo đuổi
những cái mình thích đi!
Trả
lời: Làm quen đó giờ rồi. Bắt đầu lại không muốn, làm biếng. Chắc
gì chỗ mới, công việc mới đã tốt hơn, thu nhập ổn hơn.
Tôi
nói: Ừ, vậy thì ngậm miệng lại và chấp nhận đi.
Vấn
đề ở đây là gì bạn biết không?
Muốn nhưng lại sợ thay đổi. Và trong cuộc đời
này, thứ gì cũng có cái giá tương xứng với nó. Bạn chấp nhận mạo hiểm, chấp nhận
dấn thân, đương đầu với khó khăn, thử thách để làm những điều mình muốn. Theo
đuổi công việc mình thích, theo đuổi những dự định riêng của bản thân mình. Có thể
giai đoạn đầu mọi thứ thật tệ hại, rối ren và bế tắc, nhưng bạn hãy tin chỉ cần
bản thân bạn vững tâm, kiên định theo đuổi nó. Chắc chắn rằng mọi thứ sẽ dần trở
nên tốt hơn, tích cực hơn. Đổi lại trong suốt quá trình mài dũa, kiên trì ấy, bạn
nhận ra được nhiều bài học, bạn trưởng thành và mạnh mẽ hơn. Và bạn có được một
món quà quý giá nhất: Sự TỰ DO.
Bạn tự do thể hiện mình.
Tự do chọn những việc mình thích
Tự do yêu người bạn muốn
Tự do theo đuổi mục đích sống của mình.
Ai cũng muốn tự do, nhưng trước khi bắt đầu hãy tự
hỏi bản thân mình thử: Bạn sẽ thật sự chấp nhận với mọi khó khăn và thử thách
phía trước chứ? Cả sự cô đơn và đôi khi tuyệt vọng. Hỏi thêm lần nữa: Bạn sẽ
không hối hận chứ? Nếu đã sẵn sàng hãy bắt đầu ngay. Mạo hiểm đấy nhưng chắc chắn
sẽ thú vị không kém.
Còn
nếu
Bạn cảm thấy bản thân mình không sẵn sàng, không thể
đối mặt với những điều ấy. Hãy ở lại và chấp nhận một cuộc sống như bạn vẫn
đang trải qua mỗi ngày. Cái giá của sự an toàn chính là tẻ nhạt. Bạn nên chấp
nhận. Đừng than vãn.
Một điều nữa.
Cùng là con người, nhưng mỗi nước, lại có con đường
lý tưởng hóa cuộc sống của riêng mình khác nhau
Dân
Mỹ:
Sinh ra, lớn lên tiếp nhận nền giáo dục tiến bộ. Nhỏ
thì học ăn, học nói, học kỹ năng. Mười mấy tuổi, bắt đầu tự học, tự mày mò, đọc
sách, nghiên cứu các báo cáo. Lên trung học, xác định con đường mình chọn, vừa
học vừa theo đuổi, tìm tòi. Mơ ước đến những công việc liên quan, đến một doanh
nghiệp của riêng mình. Tốt nghiệp xong bắt đầu dấn thân thật sự. Quyết liệt và
đam mê. Khái niệm thành công không phải là nhiều tiền của, mà là tạo ra được thứ
gì đó để đời, có giá trị cho xã hội. Vì vậy ở Mỹ, startup mới nhiều. Họ tôn trọng
con đường riêng, ước mơ và dám theo đuổi đến cùng với nó.
Dân
Châu Âu:
Sinh ra và lớn lên cũng được tiếp nhận nền giáo dục
tương đối tiên tiến, thậm chí hiện đại vô cùng. Khuyến khích con người ta sáng
tạo, bày tỏ quan điểm cá nhân và lập luận khác biệt. Lớn lên thêm chút nữa bắt
đầu tìm hiểu nghệ thuật, đi nhà thờ, yêu thánh đường. Hết trung học phổ thông bắt
đầu chọn theo đuổi tài năng nghệ thuật mà mình có, cống hiến cho nghệ thuật,
khao khát tìm cái đẹp. Cuộc sống bình dị, tan làm về nhà, cơm nước cùng gia
đình. Có thời gian đi đây đi đó, khám phá văn hóa, thiên nhiên các nước cùng
nhau. Con cái có cuộc sống riêng, tụi mày cũng phải tự chọn con đường mình muốn
mà theo đuổi. Chẳng cha mẹ nào cấm cản, cũng chẳng can thiệp nhiều. Giỏi thì
ăn, dở thì chịu. Cuộc sống hưởng thụ và enjoy hơn là chú trọng vật chất. Về già
ngồi xem lại những kỷ niệm thời trẻ, ảnh, thư từ, nhạc kịch. Chết đi mãn nguyện.
Thiêu tán và nguyện cầu bình an trong tiếng kinh cầu.
Dân
Châu Á:
Mãi mê bận lo làm giàu, làm điên làm cuồng, làm
ngày làm đêm. Con cái sinh ra học nhồi học nhét, chỉ biết có trường học, thi cử,
học mãi và mãi học. Học thêm, học bớt, đại học, cao đẳng. Bằng gì cũng phải học.
Đôi khi học ra chẳng biết làm gì. Vì mãi học nên lúc trẻ không có nhiều trải
nghiệm, lòng đã hẹp, tri thức với bên ngoài càng hẹp. Đến tốt nghiệp xong, vì
cơm áo gạo tiền lại lao vào dòng mưu sinh, làm cắm mặt ngay cả những công việc
mình không thích. Rồi trung niên cũng có chút tiền, có của ăn của để, con cái đứa
nên, đứa hư. Lúc này nhìn lại đã muộn mất. Muốn làm những điều thời trẻ mơ ước
thì chẳng còn kịp. Muốn đi đây đi đó thì sức khỏe không cho phép. Lại đặt gánh
nặng đó trên vai con trẻ, lại thoe một vòng tròn lẩn quẩn. Rồi về già ngồi tiếc
nuối. Giá như hồi đó, hồi hay. Hay gì nữa khi gần đất xa trời, chết trong ray rứt
với chình mình nhiều hơn là mãn nguyện.
Sinh ra ở đâu, xuất phát điểm thế nào đương nhiên
là quan trọng. Mọi so sánh đều là khập khiểng, nhưng dù gì nó cũng cho ta biết
được rằng: bạn lựa chọn thế nào, cuộc đời bạn sẽ thế ấy. Và vẫn phải trả một
cái giá xứng đáng cho nó. Vậy thôi!
Khi người ta về già người ta thường tiếc nuối những
việc mình đã không làm. Chứ không phải tiếc nuối những điều đã xảy ra. Chân lý
này mãi luôn đúng.
Chúc bạn vui với những gì mình chọn. Thứ 7 vui vẻ
Yêu các bạn
0 Nhận xét